Biết cách nuôi thỏ kiểng cảnh không phải việc quá khó khăn nếu bạn biết cách chăm sóc thỏ đúng cách. Với đặc tính hiền lành, thân thiện nên Thỏ cảnh mini đang là vật nuôi trong nhà được rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn. Một chú thỏ dễ thương, xinh xắn chạy nhảy trong nhà sẽ đem lại cho bạn rất nhiều niềm vui không kém gì các thú cưng khác.
Với uy tín trong ngành thỏ cảnh ở Việt Nam, thương hiệu Thỏ Đan Phượng đã cung cấp ra thị trường rất nhiều các giống thỏ cảnh (kiểng) từ bình dân đến cao cấp được các bạn trẻ yêu thích như: Thỏ minilop, thỏ sư tử, thỏ woody toy, Hà Lan Lùn, thỏ mini rex… Tuy nhiên, Cách chăm sóc và nuôi thỏ cảnh(kiểng) mini đúng cách thì không phải ai cũng có kiến thức và thực hiện đúng, khi bạn yêu thích thỏ cảnh và coi chúng là thú cưng nuôi trong nhà thì bạn cần phải lưu ý những điều sau:
1. Phân biệt các giống thỏ
Hiện nay, có rất nhiều giống thỏ khác nhau, nhưng bạn phải nắm rõ và có kiến thức để phân biệt được thỏ rừng và thỏ nhà. Thỏ rừng thì khỏe, lớn hơn thỏ nhà, khi mới sinh thì thỏ rừng có lông ở mắt. Còn thỏ nhà thì yêu và không có lông ở mắt.
Có thể bạn quan tâm:
- Kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn – Tham khảo mô hình nuôi thỏ
- Cách nuôi thỏ trong chi tiết từ A-Z dành cho nhà nông!
- Có nên nuôi thỏ không cần lưu ý những gì khi nuôi?
Thỏ rừng thường làm tổ trên nền đất, không sống theo bầy đàn. Một điều nữa thỏ rừng không được tiếp xúc với con người nên nó rất nhút nhát sợ người.
Còn thỏ nhà thì ngược lại, mạnh dạn với con người hơn. Khi quyết định nuôi thỏ cảnh thì bạn có thể tìm hiểu xâu hơn về tập tính của giống thỏ bạn nuôi hoặc nhờ shop tư vấn chi tiết cách nuôi và các phụ kiện đi kèm cần phải có.
2. Cách chọn chuồng nuôi thỏ cảnh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu chuồng/lồng nuôi thỏ cảnh, bạn có thể đến các shop thỏ cảnh để lựa chọn. Chuồng nuôi thỏ nên làm bằng chuồng inox để dễ vệ sinh hơn. Chuồng bằng gỗ sẽ không tốt và sạch sẽ như chuồng sắt. Chuồng/Lồng thỏ cần phải đảm bảo vệ sinh luôn sạch sẽ, thoáng mát.
3. Cách cho thỏ ăn uống
Thức ăn cho thỏ đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Hiện nay, có rất nhiều loại thức ăn khô được chế biến dành riêng cho những chú thỏ cảnh mini, rất an toàn và tiện lợi. Cho uống nước đầy đủ, cho ăn thức ăn nhiều.
Chú ý cách chăm sóc thỏ cảnh là không được cho thỏ ăn thức ăn ướt. Những loại rau cỏ có màu xanh lục đậm và nhiều lá như như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế… rất tốt cho thỏ.
Cà rốt và trái cây là những món khoái khẩu của thỏ nhưng không nên cho ăn nhiều vì nó chứa nhiều đường. Còn những loại rau củ chứa nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh.
Lưu ý cách nuôi thỏ cảnh, bạn nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên. Việc cho nó ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến nó thích thú. Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, nên cho chúng ăn kém với yến mạch hàng ngày.
Nuôi thỏ cảnh trong nhà đúng cách là phải có một chế độ ăn hợp lý.
Ngoài thức ăn là các loại cỏ, rau xanh thì có thể cho thỏ ăn thức ăn dạng viên nhưng không nên cho ăn nhiều. Việc nhai cỏ hàng ngày sẽ mài mòn răng cửa của thỏ (răng cửa thỏ mọc dài liên tục như bộ gặm nhấm).
Thức ăn viên có hàm lượng muối khá cao. Nhưng nói chung, hàm lượng muối không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thỏ.
Có thể bạn quan tâm:
- Các loại rau cải có lợi cho sức khỏe bạn đã biết rõ?
- Cách trồng dâu tây hiệu quả để dâu ngọt, chất lượng
4. Lưu ý khi tiếp xúc với thỏ cảnh
Trước khi chăm sóc thỏ cảnh (kiểng) bạn nên tham tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết cách bế thỏ đúng cách. Bạn không được nhấc thỏ lên bằng cách nắm lấy tai của nó. Khi bế thỏ cảnh bạn phải giữ 4 chân của chúng. Một lời khuyên hữu ích là nên bắt thỏ bằng cách hớt nhẹ nó, để đầu nó vào khuỷu tay, tất cả những việc trên sẽ giúp thỏ yên tâm và cảm thấy an toàn hơn.
Với những hướng dẫn cách nuôi thỏ kiểng trên đây thì hi vọng bạn sẽ bỏ túi cho mình bí quyết để chăm sóc bé thỏ của mình tốt hơn.
Tổng hợp: nongnghiep365.net