Trong chúng ta chắc hẳn không ai là không biết về cây lúa, một loài cây gắn liền với đời sống thôn quê của người Việt Nam. Không những thế, chúng còn xuất hiện ở nhiều câu chuyện xưa để mang lại nhiều bài học quý giá cho con người. Hãy tìm hiểu xem loại cây này có những cấu tạo và công dụng như thế nào nhé.
Cây lúa nước là cây gì?
Cây lúa là loại cây thuộc họ thân thảo có đốt và rỗng ở trong, phát triển từ mạ cắm xuống đất để cây đứng vững và sinh trưởng. Đây là cây lương thực chính không thể thiếu hàng ngày của người dân Việt Nam, nên được mọi người rất quý trọng và được trồng rất phổ biến.
Đặc tính của cây lúa nước
Từ xưa đến nay, cây lúc đã xuất hiện trong rất nhiều ánh văn, ca dao hay những lời hát ru của bà của mẹ. Hình ảnh loại này gắn liền với tuổi thơ cùng với con trâu ra đồng mang lại nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thi sĩ. Đất nước Việt Nam nổi tiếng với nghề trồng lúa nước, đây là nguồn lương thực chính giúp tạo ra gạo đưa nền kinh tế nước ta ngày một phát triển hơn.
Cây lúa thường có chiều cao trung bình từ 1 mét đến gần 2 mét với nhiều lá mỏng và dài. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển lúa sẽ có những đặc điểm khác nhau về màu sắc, hình dáng. Lúa nước trong cả quá trình phát triển sẽ có cấu tạo gồm các thành phần là rễ lúa, thân lúa, lá lúa, hoa lúa, bông và hạt lúa. Khi lúa chín sẽ ngả từ màu xanh sang màu vàng tạo nên một bức tranh làng quê tuyệt đẹp.
Những bông hoa nhỏ sẽ tự thụ phấn để tạo thành những bông lúa nhỏ để tạo ra những hạt gạo trắng ngần. Cây lúa có thời gian sinh trưởng và phát triển phải trải qua 3 giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn sinh dưỡng: Đây là thời gian mà hạt thóc bắt đầu nảy mầm cho đến khi phát triển thành hoa. Người dân trồng lúa phải tiến hành gieo mạ và cấy lúa.
- Giai đoạn sinh thực: Là thời gian khi những bông lúa trổ bông để tạo ra những bông lúa nặng trĩu.
- Giai đoạn lúa chín: Đây là thời kỳ những bông lúa đã chín vàng và người dân có thể thu hoạch để lấy gạo.
Các loại cây lúa Việt Nam
Hiện nay, ngành nông nghiệp phát triển giúp lai tạo rất nhiều giống lúa khác nhau để tạo ra những loại gạo đặc biệt thơm ngon hơn. Nhưng phổ biến và được trồng rộng rãi là lúa nếp và lúa tẻ. Cây lúa còn có những loại khác như sau:
- Lúa nếp cái hoa vàng: Đây được xem là đặc sản bởi loại lúa nêos này cho ra những hạt gạo nếp rất thơm ngon và dẻo.
- Lúa nếp Lương: Loại lúa này được đặt tên theo nhà khoa học đã sáng tạo ra loại lúa này là ông Lương Đình Của. Loại lúa này có năng suất rất cao cùng với chất lượng thơm dẻo.
- Lúa nếp cẩm: Loại lúa này không giống những giống lúa khác bởi nó có màu tím thẫm rất đặc trưng dùng để chế biến rượu hoặc kết hợp với sữa chua tạo nên một món ăn hấp dẫn.
- Lúa nếp Mộc Tuyền: Là loại lúa được lai tạo giữa hai loại lúa là lúa nếp và tẻ, tuy chất lượng cao bằng như những loại trên nên thường được sử dụng để nấu rượu.
- Lúa tẻ: Có rất nhiều loại lúa tẻ thơm ngon như tám xoan, tẻ thơm,.. tạo nên những hạt cơm trắng ngần, dẻo thơm vô cùng. Còn những loại gạo tẻ như si hay khang dân chất lượng không được cao nhưng cho năng suất lớn thường được sử dụng trong ngành chăn nuôi.
Giá trị sử dụng của cây lúa
Cây lúa được xem là hạt của sự sống bởi nó là cây lương thực chính có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế Việt Nam. Khi thu hoạch lúa mọi người sẽ thu được hạt lúa, sau đó xát vỏ cho tạo ra sản phẩm chính là những hạt gạo. Ngoài ra, lúa còn có những phụ phẩm khác như trấu và cám. Hạt gạo thường có màu trắng và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Gạo thường được cong người chế biến thành nhiều mặt hàng khác nhau như thực phẩm bún, bánh,… Những sản phẩm phụ của lúa được mọi người sử dụng để làm thức ăn cho gia súc gia cầm. Rơm rạ còn được người dân tận dụng để trồng nấm. Khi thu hoạch lúa, một phần rơm rạ còn sót lại còn được sử dụng để cải tạo đất.
Cách trồng lúa như thế nào?
Để có thể biết được lúa hình thành và phát triển như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về cách trồng chi tiết dưới đây. Thông tường một cây lúa phát triển cần trải qua 5 giai đoạn chính để trồng lúa:
Giai đoạn 1 – Gieo trồng cây lúa
Giai đoạn này còn gọi là cấy lúa để có thể giúp lúa được sinh trưởng ở một môi trường thuận lợi lớn. Theo như những kinh nghiệm từ xa xưa, để một cây lúa phát triển tốt phải cần đến nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Nhất nước: Không giống những cây trồng khác lúa cần rất nhiều nước để có thể sinh trưởng. Vì vậy, mà vấn đề về lượng nước trong ruộng như thế nào luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên của người dân trồng lúa.
- Nhị phân: Sau nước sẽ đến phân bón. Hiện nay, để các loại lúa có thể sinh trưởng và phát triển đem lại năng suất cao, tránh những mầm bệnh rất cần đến phân bón. Thời điểm để sử dụng phân bón nên hợp lý cùng như liều dùng phù hợp.
- Tam cần: Nghĩa là người trồng lúa cần phải chăm chỉ và siêng năng trong lao động để tìm tòi cải tiến công nghệ lúa nước.
- Tứ giống: Giống lúa sẽ quyết định rất nhiều về sự phát triển cũng như năng suất của cây lúa. Với sự ứng dụng công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã cho ra đời rất nhiều giống lúa có năng suất cao cùng với khả năng chống lại các loại sâu bệnh.
Giai đoạn 2 – Cách cấy lúa đúng cách
Việc cấy làm sao để khoảng cách các luống lúa được sinh trưởng và phát triển tốt là điều mà người dân luôn quan tâm. Trước đây, bà con thường cấy bằng tay nên những cây lúa sẽ không được thẳng khiến lúa mọc lên không được đều khiến năng suất bị ảnh hưởng.
Nhưng hiện nay, việc cấy đã có sự giúp đỡ bởi những máy móc tân tiến vừa giúp cho người nông dân đỡ vất vả lại khiến những cây lúa mọc đều tăm tắp, đạt được năng suất cao hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng với kinh tế
- Phương pháp chọn tạo giống cây trồng đạt được hiệu quả cao
Giai đoạn 3 – Chăm sóc cây lúa
Muốn cây lúa phát triển tốt người nông dân phải chăm sóc lúa đều đặn để loại bỏ những ổ sâu, mầm bệnh tác động gây hại cho lúa. Khi lúa ở giai đoạn đẻ nhiều nhánh người dân thường phải bón phân và làm cỏ, diệt sâu bọ để cây có thể phát triển tốt.
Giai đoạn 4 – Thu hoạch lúa
Khi những bông lúa đã trổ bông bắt đầu ngả hẳn sang màu vàng cũng là thời điểm cây lúa đã đến thời điểm để thu hoạch. Bạn sẽ bắt gặp những ruộng lúa chín vàng trông rất đẹp mắt và có một mùi hương đồng quê rất đỗi thân thuộc. Trước đây, bà con sẽ dùng tay để thu hoạch nhưng hiện nay đã có máy móc để hỗ trợ bà con tiết kiệm được thời gian lẫn công sức.
Giai đoạn 5 – Sau khi thu hoạch lúa
Khi đã gặt lúa xong xuôi, người nông dân vẫn phải tiếp tục ra đồng để tiến hành làm đất để tiếp tục cho vụ mùa sau. Làm lúa tốt sẽ giúp vụ mùa tiếp theo được bội thu hơn.
Những thông tin về đặc điểm, cấu tạo và những giá trị cao mà cây lúa mang tới cho đời sống con người đã được giới thiệu qua bài viết trên đây. Qua đây bạn đã có thêm hiểu biết về lúa nước Việt Nam.