Gà Hồ là một trong những giống gà địa phương thuộc hàng quý của nước ta. Chúng cần được nghiên cứu bảo tồn để phát triển giống gà địa phương quý hiếm này. Giống gà này có chất lượng thịt và trứng rất cao. Phù hợp với môi trường, điều kiện chăn nuôi của địa phương.
1. Gà Hồ giống và cách chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất
1.1. Đặc điểm gà hồ
Khi nói đến gà Hồ thì đây là giống gà sở hữu hình dáng to hơn nhiều so với những giống gà khác ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm:
- Ý nghĩa của gà Hồ và câu chuyện xoay quanh loài vật này
- Gà lai Hồ: Dễ nuôi, lớn nhanh, hợp thị hiếu người mua
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà Hồ đúng cách và đạt năng suất
– Đối với gà trống, da bụng và cổ có màu đỏ. Mào kép, đùi dài nên cho được nhiều thịt. Chân tròn và nhón chân tách nhau, thịt thom ngon, da gà vàng.
– Gà Hồ trống sẽ có lông màu mận đen và màu mận chính. Chân dài vừa phải, mào kép, ngực nở và thân hình vô cùng săn chắc.
– Đối với gà con mới nở sẽ có trọng lượng từ 45g/con. Gà trưởng thành con trống có trọng lượng khoảng 4.5kg đến 5.5kg. Đối với con mái nặng khoảng 3.5kg đến 4.0kg.
– Bắt đầu từ 185 ngày tuổi, gà mái sẽ bắt đầu đẻ trứng. Mỗi năm sẽ đẻ từ 3-4 lứa và mỗi lứa có từ 10-15 quả trứng. Mỗi quả có khối lượng khoảng 55g.
1.2. Giá gà Hồ giống trên thị trường hiện nay
Đây là giống gà quý hiếm và chúng phát triển mạnh sẽ trong vài năm gần đâu. Nhờ chất lượng thịt thơm ngon, chắc nên càng ngày có nhiều người lựa chọn giống gà này để chăn nuôi, phát triển kinh tế. Vì vậy mức giá bán của gà Hồ cũng tăng lên cao.
– Gà con mới nở sẽ có giá khoảng từ 130.000 đến khoảng 160.000 đồng/con.
– Đối với gà giống từ 7 ngày tuổi đến 2 tháng sẽ có giá từ 230.000 đến 800.000 đồng/con.
2. Làm thế nào để chọn giống gà tốt nhất?
2.1. Cách chọn gà Hồ chất lượng
Có thể nói rằng khâu chọn giống gà hết sức quan trọng. Đây là yếu tố mang đến hiệu quả cho việc mang lại lợi ích kinh tế về sau. Vì vậy người chăn nuôi cần phải quan tâm đặc biệt và kỹ càng từ khâu chọn lựa. Có thể áp dụng theo 2 nguyên tắc sau:
– Chọn những chú gà có mắt sáng, lông mượt, mịn màng. Chân gà to và săn chắc, rốn không hở, mỏ không lệch, nhanh nhẹn , linh hoạt. Không bị mắc phải dị tật hay bệnh gì.
– Tìm đến những nơi cung cấp gà giống uy tín để mua. Sẽ đảm bảo chất lượng gà tốt nhất cho bạn, có đầy đủ thông tin về giống gà. Đặc biệt sẽ được tuyển chọn kỹ càng, tiêm phòng đầy đủ. Bên cạnh đó sẽ được tư vấn một cách tận tình. Giải đáp ứng thắc mắc, câu hỏi cho người chăn nuôi vê fkyx thuật nuôi gà Hồ.
2.2. Cách xây dựng chuồng trại cho gà Hồ
Để có thể đảm bảo được năng suất cao bên cạnh việc chọn giống kỹ càng. Bà con cũng phải biết cách xây dựng chuồng nuôi phù hợp cho gà Hồ. Bà con một số điều sau đây:
– Nên chọn địa điểm xây dựng chuồng khô ráo, thoáng mát.
– Đảm bảo che chắn để không bị nắng gắt gọi vào hay gió mạnh thổi.
– Khi gà còn nhỏ hãy rải thức ăn trên giát lót trong lòng. Gà từ 14 ngày tuổi thì có thể cho ăn bằng máng hoặc là khay.
– Nên đặt máng cát sỏi để giúp gà có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Đồng thời bổ sung thêm những khoáng chất cần thiết cho gà.
– Chú ý cần trang bị thêm hệ thống sưởi ấm bằng đèn điện theo thời tiết.
– Chuồng nuôi gà có thể làm bằng ngói hoặc là tôn vào mùa hè để chống nóng. Có thể lắp thêm hệ thống phun nước lên mái để mát chuồng mát hơn trong những ngày nắng nóng.
– Cần xây dựng thêm bãi thả cho gà dù nuôi bằng phương pháp công nghiệp hay nuôi thả. Nên xây từ 2-4 bãi để thay thế luân phiên nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Gà Đông Tảo – Đặc điểm và cách phân loại giống gà quý hiếm
- Gà lôi – Đặc điểm và cách chăn nuôi chăm sóc đúng cách
2.3. Thức ăn cho gà Hồ
Với gà con khi mới mua về, bà con nên cho ăn những thức ăn được nghiền nhỏ như là cám, tấm. Đồng thời bổ sung thêm nước, 50g đường Glucose, vitamin C 1g, 1g Permasol hòa chung với 1 lít nước để tăng sức đề kháng cho gà. Khoảng 2-3 giờ thì đổ thức ăn 1 lần. Chú ý không nên đổ thức ăn quá dày, nên canh lượng đổ để phù hợp với hệ tiêu hóa của gà con.
Sau khoảng 10 ngày thì có thể cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp. Đồng thời bổ sung thêm khoáng và kháng sinh để gà được phát triển khỏe mạnh, tốt nhất. Trong giai đoạn đang phát triển, cần bổ sung đầy đủ cám, bột ngô, thóc, rau xanh,… trộn đều hỗn hợp để có thể bổ sung đầy đủ khoáng chất nhất. Đảm bảo gà Hồ giống được phát triển ổn định.
Đừng quên vệ sinh chuồng, máng ăn thường xuyên sạch sẽ. Cần phải dọn máng ăn thật sạch trước khi cho thức ăn mới vào. Lượng thức ăn vừa phải để tránh tình trạng để lâu bị ôi thiu làm giảm chất lượng thức ăn.
3. Chăm sóc và phòng bệnh cho gà Hồ
3.1. Vệ sinh chuồng, trại nuôi gà Hồ
Cần phải dọn dẹp và rửa chuồng theo định kỳ để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của đàn gà. Tránh tình trạng chuồng bị bốc mùi, ô nhiễm và gà bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Gây ra những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.
Ngoài ra cần phải chú ý vệ sinh luôn cả máng ăn, máng uống và đèn sưởi chiếu sáng. Thức ăn nên thay định kỳ theo ngày, không nên cho gà ăn thức ăn cũ tránh làm giảm chất lượng.
3.2. Kế hoạch vắc xin cho gà
Khi nuôi gà Hồ, cần phải có kế hoạch tiêm vắc xin cho gà đầy đủ:
– Gà 1 ngày tuổi hãy tiêm phòng bệnh viêm phế quản.
– Gà 3 ngày tuổi tiêm phòng vắc xin bệnh gà rù bằng cách nhỏ vào mắt chúng mỗi bên 1 giọt
– Gà 7 ngày tuổi cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh đậu gà bằng cách chích vùng da mặt trong của cánh gà.
– Khi gà được 10 ngày tuổi cần phải tiêm phòng bệnh truyền nhiễm Gumboro. Nhỏ 2 giọt thuốc vào miệng gà.
– Gà 15 ngày tuổi cần phải tiêm vắc xin H5N1 với liều 0.3ml/con tại khu vực da cổ.
– 21 ngày tuổi cần tiêm vắc xin Niu-cát-xơn chủng Losota. Nhỏ vào mỗi bên mắt 1 giọt thuốc.
– 24 ngày tuổi tiếp tục phòng bệnh Gumboro, cho mỗi con uống 5ml.
– 40 ngày tuổi tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng tại khu vực da dưới vùng cổ với liều lượng 0.5ml/ con.
– Khi gà Hồ đã được 2 tháng tuổi sẽ tiêm phòng Niu-cát-xơn chủng M với liều lượng 0.5ml/ con.
4. Kết luận
Trên đây là những đặc điểm, đặc trưng của giống gà Hồ địa phương quý hiếm được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Vì giá trị kinh tế mang lại rất cao cũng như cách chăn nuôi không quá khó khăn nên ngày càng được phát triển mạnh tại các hộ chăn nuôi.
Tổng hợp: nongnghiep365.net