Đất nào giữ nước tốt được xem là một vấn đề quan trọng trong nông nghiệp vì nó quyết định một phần khá lớn đến sự phát triển của cây. Vì thế, trước khi bắt đầu trồng trọt, bạn phải tìm hiểu về loại đất xem nó có phù hợp với đặc tính của cây hay không, đất đó có giữ nước tốt hay không, và những ưu, nhược điểm của từng loại đất đó.
Đất giữ nước tốt là gì?
Đất là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp vì nó là nơi chứa chất dinh dưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thực vật . Khi bắt đầu quá trình trồng cây, tùy vào tính chất của cây mà người ta sẽ lựa chọn loại đất phù hợp với nó. Và hầu hết các loại cây đều ưa đất giữ nước tốt.
Đất nào giữ nước tốt là loại đất có chứa nhiều hạt nhỏ giúp giữ nước trong quá trình thẩm thấu. Những loại đất này thường có nhiều mùn và chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của cây.
Những ưu và nhược điểm của đất nào giữ nước tốt
Bất kỳ loại đất có giữ nước tốt được biết đến là loại đất chứa nhiều dinh dưỡng và mùn ủ ẩm nhưng chúng vẫn có ưu và nhược điểm riêng. Vậy những loại đất này sẽ có những ưu điểm nào tốt cho cây trồng và những nhược điểm nào ảnh hưởng xấu đến cây.
Những ưu điểm của loại đất này
Nói đến ưu điểm của loại đất nào giữ nước tốt thì chúng có khá nhiều những lợi thế cho cây trồng. Nhờ có cấu tạo từ các hạt cát, limon sét, giúp giữ nước lâu hơn và kéo theo đó là một số nhược điểm như:
- Giữ được nhiệt độ: một trong những ưu điểm đầu tiên không thể phủ nhận đó là khả năng điều hoà được nhiệt độ của các loại đất giữ nước. Vì nhiệt độ của đất luôn tăng chậm nên tính giữ nước của đất góp phần ổn định được nhiệt độ cho cây.
- Đất ít bị xói mòn: một ưu điểm khác của đất này chính là khả năng giữ chất dinh dưỡng, ít bị xói mòn bởi tính giữ nước của mình, các chất dinh dưỡng trong đất sẽ khó bị rửa trôi.
- Khả năng tích lũy các chất hữu cơ: ưu điểm nổi bật nhất của loại đất này có lẽ là khả năng tích tụ các chất hữu cơ trong đất. Do có độ phân giải thấp chậm hơn các loại đất khác nên khả năng tích luỹ được nhiều các chất hữu cơ hơn và cao hơn các loại đất khác.
Những nhược điểm của loại đất này
Đương nhiên, ngoài những ưu điểm nổi trội thì bất kể loại đất nào có thể giữ nước tốt cũng sẽ có những nhược điểm. Là một người bắt tay vào làm nông nghiệp, bạn cần phải hiểu rõ những nhược điểm này để có phương pháp canh tác phù hợp hoặc chọn loại giống cây trồng hợp với đất.
- Thoát nước chậm: tính giữ nước của đất mang lại nhiều ưu điểm nhưng đó cũng chính là nhược điểm lớn nhất của loại đất này. Khả năng thoát nước chậm vì có nhiều hạt nhỏ trong thành phần của đất mà nước từ đất sẽ thoát ra chậm hơn các loại đất khác.
- Đất sẽ khô và nứt nẻ vào mùa nắng: một nhược điểm khác của đất chính là sẽ bị khô và nứt chân chim vào những mùa quá nắng và vào mùa đông do độ pH của đất thấp.
- Dễ bị nén chặt: do tính giữ nước lâu nên loại đất này cũng dễ bị nén chặt khiến rễ cây khó phát triển mạnh.
Loại đất nào có thể giữ nước tốt nhất ở hiện tại?
Theo các nghiên cứu về vấn đề đất nào giữ nước tốt, các nhà nông nghiệp học đều công nhận đất sét chính là loại đất giữ nước tốt. Dựa vào các thông số về các tính chất cấu thành đất, độ pH,… những tính chất ấy chính xác là của đất sét, loại đất được cho là có khả năng giữ nước tốt.
Đất sét đã được các nhà nông lâm nghiệp so sánh với những khối bê tông trong sinh học. Chúng sẽ tạo thành từng cục khó tách ra nếu gặp nước. Đất sét khá kén các loại cây trồng vì đặc tính này của mình.
Cách để cải tạo đất để có thể tạo được độ giữ nước tốt
Nếu để nguyên bản của đất và trồng cây thì sẽ rất khó cho cây trồng có thể phát triển tốt được trên đất có thể giữ nước tốt. Vì vậy, để chất lượng đất tốt hơn thì người ta chọn hình thức cải tạo đất. Khắc phục những nhược điểm của đất nào giữ nước tốt để giúp cây trồng dễ phát triển hơn. Bạn có thể cải tạo đất sét theo những cách sau:
- Bổ sung thêm các chất hữu cơ cho đất: bước đầu cải tạo đất đó chính là bổ sung các chất hữu cơ cho đất. Bạn có thể bổ sung vào mùa xuân hoặc mùa thu để giúp đất thoáng khí hơn và cải thiện tình trạng thoát nước cho đất.
- Cách tạo luống: khi trồng cây trên đất giữ nước, bạn cần lưu ý về cách tạo luống. Không xới đất nhiều và tạo luống cao.
- Cho giun sinh sống: nghe có vẻ khó tin nhưng một trong những cách cải tạo đất giữ nước hiệu quả đó là cho giun đất sinh sống trong các loại đất này. Bạn sẽ nhận về được kết quả vượt mong chờ.
- Dùng vôi bột: có rất nhiều hộ nông dân làm nông nghiệp đã sử dụng phương pháp vôi bột để cải tạo các loại đất giữ nước. Cách này giúp đất trở nên tơi xốp hơn và tăng khả năng thoát nước của đất, giúp dễ dàng hơn trong quá trình trồng các loại cây.
Giống cây nào trồng được trên đất giữ nước
Đất không giữ nước tốt sẽ là loại đất kén cây trồng nên có khá ít loại cây thích hợp để trồng. Hãy cùng điểm qua một số giống cây trồng có khả năng phát triển trên nền của đất nào giữ nước tốt.
Các loại cây ưa địa hình đất giữ nước không chỉ có một loại. Có thể chia các loại cây ấy vào nhiều nhóm cây khác nhau theo từng tính chất của những giống cây ấy, phù hợp như thế nào với loại đất này.
Các loại cây ưa nước
Nhóm đầu tiên chính là các loại cây ưa nước. Các loại này hầu như không gặp các trở ngại về việc bị úng nước do nước giữ trong đất lâu ngày. Chúng có thể phát triển và sinh trưởng tốt khi trong tình trạng ngập nước lâu. Và trong nhóm cây này, có thể kể đến các loại cây như: lúa nước, sen, rau muống,….
Các giống cây củ
Các giống cây cho củ cũng khá ưa môi trường có đất giữ nước tốt. Chúng là những loại cây phình to ở rễ nên không yêu cầu rễ cây phải phát triển quá mạnh hay vươn đi quá xa. Nhóm cây này bao gồm các loại như: khoai lang, khoai môn, củ cải,…
Các loại cây ăn quả và hoa màu
Một số loại cây ăn quả và hoa màu cũng có thể phát triển được trong môi trường đất khắc nghiệt này. Đó là các cây như: cam, quýt, bưởi,…hay các loại hoa màu như: bông cải, súp lơ, đậu cô ve,…
Đất giữ nước tốt phân bố ở đâu ?
Đất nào giữ nước tốt? – Những loại này thường tập trung ở một khu vực nhất định. Đất giữ nước xuất hiện ở hầu hết mọi tỉnh thành ở nước ta. Tuy nhiên, loại đất này sẽ tập trung khá nhiều ở các vùng ven biển hoặc vùng đồi núi.
Ở nước ta, nơi tập trung nhiều đất giữ nước tốt nhất chính là các vùng Bình Phước, Đăk Lăk. Nhiều nơi, người ta không chỉ dùng đất giữ nước này để trồng trọt mà còn được sử dụng làm nguyên liệu để đúc gạch vì độ chắc chắn của nó.
Có thể bạn quan tâm:
- Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch – cách phòng?
- Độ phì nhiêu của đất là gì? Yếu tố tạo nên độ phì nhiêu
Kết luận
Trên đây là những kiến thức nông nghiệp về những loại đất nào giữ nước tốt, những ưu điểm và nhược điểm của chúng. Đất là một yếu tố không thể thiếu trong trồng trọt, vì vậy hãy tìm hiểu trước khi bắt tay vào quá trình làm nông nghiệp của mình.