• Trồng trọt
  • Kiến thức nhà nông
  • Phân bón
  • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Tin tức
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Tin tức

Có nên nuôi thỏ không cần lưu ý những gì khi nuôi?

5 Tháng 10, 2022
in Tin tức
0 0
0
SHARES
24
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nuôi thỏ cảnh thay vì nuôi chó hoặc mèo làm thú cưng đã quá quen thuộc. Nay bạn lại thích nuôi một bé thỏ cảnh với bộ lông mềm mại cùng đôi tai dài đáng yêu. Hiện nay, việc nuôi thỏ cảnh làm thú cưng chưa thực sự phổ biến. Vậy có nên nuôi thỏ không?

Bạn hoàn toàn có thể chọn một chú thỏ kiểng để nuôi trong nhà. Nhưng hãy lưu ý rằng việc chăm sóc cho thỏ cần nhiều công sức hơn rất nhiều so với việc chăm lo cho một chú mèo hay một chú chó. Người nuôi cũng cần lưu ý không ít vấn đề để có thể nuôi một con thỏ khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu sâu về vấn đề này nhé!

Related posts

Đừng ngần ngại hỏi thăm bạn bè và người thân về các cơ hội việc làm thời vụ.

Việc làm thời vụ: cơ hội, lợi ích việc làm thời vụ cho bạn

22 Tháng 10, 2024
24 lợi ích của cải canh tốt cho sức khỏe chúng ta mà bạn cần nhớ

24 lợi ích của cải canh tốt cho sức khỏe chúng ta mà bạn cần nhớ

7 Tháng 2, 2023

Có nên nuôi thỏ không?

Thỏ là động vật dễ thương và đáng yêu với bộ lông mềm mại cùng vẻ ngoài mũm mĩm. Tuy nhiên việc chăm sóc lại không hề đơn giản. Bởi vậy, ngay khi chọn mua thỏ cảnh, bạn cần chọn những bé thỏ khỏe mạnh, đồng thời phải có kiến thức chăm sóc thỏ cảnh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thú cưng của mình.

Có thể bạn quan tâm:

  • Hướng dẫn cách nuôi thỏ con và những điều cần biết
  • Hướng dẫn cách nuôi thỏ kiểng tại nhà đảm bảo an toàn
  • Kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn – Tham khảo mô hình nuôi thỏ
Thỏ cảnh khá dễ thương, hiền
Thỏ cảnh khá dễ thương, hiền

Phân biệt thỏ rừng và thỏ nhà nuôi cảnh

Đầu tiên, bạn cần phân biệt được thỏ rừng và thỏ nhà để chọn mua một em thỏ như ý.  Đặc biệt, để nuôi thỏ là thú cưng trong nhà thì bạn cần chọn một chú thỏ nhà thay vì thỏ rừng. Bởi thỏ rừng sẽ rất khó thích nghi được với điều kiện nuôi trong nhà, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và tâm lý cho thỏ. 

Thỏ rừng sống ở trong rừng, tách biệt với con người chúng có vẻ ngoài to lớn hơn thỏ nhà, với thân mình và đôi tai dài hơn. Thỏ rừng con vừa sinh ra đã mở mắt và có lông ở trên người. Thỏ rừng sống một mình và có tập tính đào hang để chú ẩn. Mặc dù to lớn hơn thỏ nhà nhưng thỏ rừng lại rất nhút nhát. Chúng thoắt ẩn, thoắt hiện và không sẵn sàng giao tiếp với con người.

Hình ảnh thực tế về thỏ rừng

Còn thỏ nhà có vóc dáng nhỏ gọn hơn và thân thiện hơn khi tiếp xúc với con người. Thỏ nhà lanh lợi, thông minh và gần gũi. Trái ngược với thỏ rừng thì thỏ nhà lại thích sống theo bầy đàn và không đào hang. Khi mới sinh, thỏ nhà chưa mở mắt và trên người không có lông. Vì những đặc tính trên nên chúng 1 phần được nuôi làm thỏ cảnh thay vì nuôi làm thịt.

Thỏ nhà 1 số lai tạo để nuôi làm thỏ cảnh

Cả thỏ rừng và thỏ nhà đều là động vật gặm nhấm với đôi răng cửa dài. Về cơ bản không có quá nhiều điểm khác biệt về ngoại hình giữa hai giống thỏ này. Có một lưu ý nhỏ là thỏ rừng và thỏ nhà không thể giao phối với nhau.

Cách chọn thỏ cảnh khỏe mạnh

Cách chọn thỏ khỏe mạnh
Cách chọn thỏ khỏe mạnh

Khi chọn mua thỏ cảnh làm thú cưng, bạn cần lưu ý đến 8 điều sau:

  • Chọn thỏ cảnh có mắt sáng, không mờ đục, linh động, không có gỉ mắt.
  • Chọn những con thỏ có bộ lông sáng bóng, mượt mà, không bị xơ rối
  • Chọn thỏ có phần mũi khô ráo, không dịch nhầy
  • Chọn thỏ có ngoại hình sạch sẽ, đặc biệt phần tai, bụng và mông của thỏ  không có vết bẩn. Không chọn thỏ có mùi lạ trên người.
  • Chọn những chú thỏ cảnh có phản xạ tốt với các âm thanh, hình ảnh.
  • Chọn những chú thỏ linh hoạt, năng động, di chuyển nhanh với dáng đi chắc chắc, không xiêu vẹo
  • Chú ý phần phân của thỏ. Những chú thỏ có phân tròn, đóng khuôn và không bị nhão sẽ không bị mắc các bệnh về đường ruột.
  • Hãy quan sát kỹ để chắc chắn rằng chú thỏ cảnh của bạn không bị có vết thương hoặc dấu vết lạ nào trên người. Hãy chọn những con thỏ có đủ râu, đủ lông và mạnh mẽ.

Những lưu ý khi nuôi thỏ cảnh nhất định phải biết

Khi quyết định nuôi một chú thỏ cảnh, bạn cần tìm hiểu thông tin để chắc chắn rằng mình có đủ những kiến thức cơ bản về loài động vật này. Từ đó, có cách nuôi thỏ, chăm sóc cho thú cưng của mình một cách tốt nhất. Khi nuôi thỏ, bạn nhất định phải chú ý những điều sau:

Tuổi thọ của thỏ cảnh là từ 8 đến 12 năm

Tuổi thọ trung bình của những chú thỏ nhà nuôi làm cảnh là từ 8 đến 12 năm tuổi. Vậy nên, khi nuôi bạn cần chắc chắn rằng mình có thể chăm sóc tốt cho thú cưng của mình trong suốt thời gian đó. Việc bỏ rơi thỏ hoặc thả thỏ đã được chăm sóc ra ngoài tự nhiên khiến chúng không thể thích nghi với môi trường mới và có thể tử vong.

Tuỳ từng bé thỏ mà chúng có thể thành thục tính dục từ khi 3 – 4 tháng tuổi. Bởi vậy, nếu bạn nuôi thỏ theo cặp thì nên chú ý tránh để thỏ cắn xé hoặc giao phối tự do với nhau. Bởi lẽ, việc đó có thể dẫn đến việc rối loạn sinh sản ở thỏ.

Thỏ cảnh không thực sự thích hợp với trẻ em

Chắc chắn đa số mọi đứa trẻ đều yêu thích sự đáng yêu cùng vẻ ngoài dễ thương của thỏ. Nhưng nếu để cho trẻ em nuôi thỏ thì điều đó không thực sự tốt cho cả trẻ và thú cưng. Bởi lẽ, thỏ không dễ chăm sóc như chó và mèo. Đặc biệt, việc trẻ nựng thỏ sai cách có thể khiến thỏ cảm thấy khó chịu và có những phản ứng tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu cho thỏ và trẻ. 

Bởi vậy, nếu để một đứa trẻ nuôi thỏ, người lớn cần chú ý quan sát để đảm bảo an toàn cho cả trẻ và thỏ.

Thỏ cảnh cần được tập thể dục và chạy nhảy

Do những đặc tính giống loài, thỏ rất thích được chạy nhảy. Việc nhốt thỏ trong lồng chật hẹp suốt cả ngày trong thời gian dài có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý cho thú cưng. 

Đặc biệt, với thỏ nhà là loài động vật xã hội, thích sống theo bầy đàn, chúng cần được chạy nhảy tự do ít nhất là vài giờ mỗi ngày.

Có nên nuôi thỏ không?
Có nên nuôi thỏ không?

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách trồng dưa leo – Kỹ thuật để đạt được năng suất cao
  • Gà ác: Đặc điểm và nguồn dinh dưỡng đối với con người

Nuôi thỏ cảnh không cần tắm

Bản năng của thỏ vốn không thích nước. Ngoài ra, thỏ cũng rất dễ bị cảm cúm nếu bị ướt lông trong thời gian dài hoặc tiếp xúc với nước không đủ ấm. Bởi vậy, nếu chú thỏ cảnh của bạn trông vẫn sạch sẽ thì không cần phải tắm đâu. Trung bình một tháng thỏ được tắm một vài lần là đủ.

Thỏ thường bị bẩn ở một vài bộ phận trên cơ thể như: tai, mũi, chân… Bạn có thể dùng khăn ấm ẩm lau sạch những nơi bị bẩn rồi sấy khô cho thỏ là được. Không cần phải tắm cho cả người thú cưng. Điều này vừa giúp chú thỏ cảnh của bạn trông luôn sạch sẽ, vừa đảm bảo sức khỏe cho thỏ.

Thỏ không cần nhiều cà rốt như bạn nghĩ

Có một thực tế rằng thỏ nói chung và thỏ cảnh nói riêng, chúng không cần nhiều cà rốt như chúng ta vẫn tưởng. Việc ăn quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến tình trạng ứ trệ đường tiêu hoá, đe doạ tính mạng thỏ.

Để những chú thỏ cảnh được khỏe mạnh, bạn cần cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với nhiều nhóm chất khác nhau. Đồng thời, hãy cung cấp cho chúng một thực đơn lành mạnh.

Thỏ cảnh cũng cần được cắn – để mài răng

Thỏ là loại động vật gặm nhấm với đôi răng cửa dài. Răng của chúng cần được cắn, gặm để mài bớt đi. Đây là một hành động hết sức bình thường và bản năng của loài thỏ. Bởi vậy, khi nuôi thỏ cảnh, bạn cần cho phép thú cưng của mình dành nhiều thời gian để cắn vật gì đó. Nếu không, chúng sẽ vô cùng khó chịu đó

Tìm thú y cho thỏ cảnh không dễ 

Hiện nay, thỏ cảnh chưa phải là một thú cưng thực sự phổ biến. Khác với chó, mèo – bạn có thể tìm thấy bác sĩ thú ý một cách dễ dàng, nếu chú thỏ cảnh của bạn bị bệnh thì có thể việc tìm nơi chữa bệnh không nhanh chóng. 

Bởi vậy, khi quyết định mua thỏ cảnh để nuôi, hãy chuẩn bị tâm lý và tìm sẵn những nơi có thể chữa bệnh cho thú cưng của mình, phòng khi cần thiết.

Nuôi thỏ cảnh cần triệt sản/thiến

Thỏ được mệnh danh là “cỗ máy giao phối” với khả năng sinh sản vô cùng mạnh. Nếu bạn không muốn đàn thỏ cảnh của mình gia tăng một cách mất kiểm soát thì nên đưa thú cưng của mình đi triệt sản/thiến để đảm bảo có thể chăm sóc tốt cho thú cưng.

Nếu đến tuổi mà không được thiến/triệt sản trước đó thì thỏ cảnh dễ xuất hiện những biểu hiện như: phun nước tiểu, hung hăng, phá hoại… Ngoài ra, nếu không được triệt sản/thiến, thỏ cũng dễ mắc các vấn đề như u ung thư tinh hoàn, ung thư tử cung…

Lời kết

Thỏ là một loài vật vô cùng đáng yêu. Tuy nhiên, công chăm sóc cũng không hề ít. Một chú thỏ cảnh trong nhà sẽ giúp bạn có thêm nhiều niềm vui hơn. Vậy có nên nuôi thỏ không? Hi vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã có đủ kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho thú cưng của mình.

Tổng hợp: nongnghiep365.net

Previous Post

Top 7 loại hạt giống rau ngắn ngày nhanh được thu hoạch

Next Post

Cách nuôi thỏ trong chi tiết từ A-Z dành cho nhà nông!

Next Post
Nuôi thỏ trong nhà những kiến thức cần biết

Cách nuôi thỏ trong chi tiết từ A-Z dành cho nhà nông!

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đề xuất cho bạn

Kỹ thuật và cách bón phân cho lúa dành cho bà con nông dân

Kỹ thuật và cách bón phân cho lúa dành cho bà con nông dân

2 năm ago
Những giá trị dinh dưỡng của gà đông tảo

Tại sao gà đông tảo lại đắt? Tìm hiểu nguyên nhân giải đáp

3 năm ago
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng bằng chế phẩm sinh học có hiệu quả không?

Biện pháp Phòng trừ Sâu Bệnh Hại bằng Chế Phẩm Sinh Học

2 năm ago
Gà lôi có xuất xứ ở khu vực Châu Mỹ có chất lượng thịt ngon

Gà lôi – Đặc điểm và cách chăn nuôi chăm sóc đúng cách

3 năm ago

Tin phổ biến

  • Cây lúa là hình ảnh thân quen của làng quê Việt Nam

    Cây lúa nước biểu tượng gắn liền với đất nước Việt Nam

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp tạo giống cây trồng cơ bản nhất, đúng khoa học 

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp chọn tạo giống cây trồng đạt được hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà lôi – Đặc điểm và cách chăn nuôi chăm sóc đúng cách

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá thịt Ngỗng bao nhiêu tiền 1Kg 2022? Mua bán ở đâu rẻ ngon

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

nongnghiep365.net

Cùng theo dõi kênh tin tức chúng tôi để hiểu hơn về nông nghiệp - ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu.

© 2022 Copyright of nongnghiep365.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trồng trọt
  • Kiến thức nhà nông
  • Phân bón
  • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Tin tức

© 2022 Copyright of nongnghiep365.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In