Những hạt nếp cẩm to tròn đôi khi còn được cái tên đầy sang trọng như bổ huyết mễ, và đặc biệt là chế biến ra món cơm rượu nếp cẩm thơm ngon, gần đây đã được biết đến như một loại ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng. Trong khi các loại gạo, nếp khác xinh xắn trong màu trắng đục thân quen thì nếp cẩm lại có màu tím thẫm, bụng gạo màu vàng nhạt (khác với nếp than hạt đen và dài). Vậy tại sao chúng lại có màu tím thẫm và tại sao nó lại được đánh giá cao như vậy? Cùng ngược dòng lịch sử và tham gia những cuộc nghiên cứu để tìm ra câu trả lời thích đáng cho những thắc mắc thú vị này.
1. Nguồn gốc xuất xứ
Theo một nghiên cứu về di truyền học, tất cả các loại cây lúa gạo được bắt nguồn từ một giống lúa được trồng tại một vùng đất của Trung Quốc cách đây 10.000 năm. Trong một mẻ lại xuất hiện hai loại lúa (một loại được biết đến như là giống lúa của châu Á, loại còn lại là lúa châu Phi) từ đó tách ra thành hàng trăm giống lúa khác nhau. Mỗi loại đều có nhiều khác biệt, có loại hạt dài, loại thì hạt ngắn.
Có thể bạn quan tâm:
- Chia sẻ cách trồng lúa tại nhà đơn giản và hiệu quả hiện nay
- Lúa tẻ và những công dụng tuyệt vời mà rất ít người biết
- Lúa nếp hương có những đặc điểm nổi bật như thế nào?
Một số loại rất dẻo khi nấu chín do chứa nhiều hàm lượng amylopectin và được gọi là nếp. Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư hàn, hay đi tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng… Trong hàng trăm loại gạo đó cũng có hàng trăm màu sắc khác nhau, có loại có màu hồng, nâu, đỏ thậm chí là màu đen.
Trong đó đặc biệt nhất là màu đen, loại ngũ cốc mà thế giới gọi là gạo đen hay Việt Nam gọi là nếp cẩm. Gạo đen thường có nhiều dạng khác nhau nhưng được biết đến nhiều nhất là gạo nếp, ngoài ra trên thế giới còn có giống lúa jasmine đen.
2. Nguồn gốc màu tím thẫm
Nếp cẩm là một loại vô cùng đặc biệt, màu sắc của nó không hẳn là màu đen tuyền mà giống như màu tím đen, đây là màu sắc rất hiếm gặp trong thế giới thực phẩm. Màu tím thẫm này được tạo ra do sự dư thừa anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh. Còn màu tim tím hơi tối là do chất Anthocyanin. Chất này cũng có trong quả việt quất. quả mọng, một số loại nho và trong một số loại rau củ như súp lơ tím, bắp tím…
Nếp cẩm gây ấn tượng bởi nồng độ cao chất anthocyanin có trong mỗi hạt nếp và đó là lý do nó được nhiều người biết đến, đặc biệt ở Trung Quốc, nó được xem là thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Anthocyanin không độc hại và không gây đột biến gene nên được sử dụng rộng rãi trong khẩu phần ăn của con người như là thành phần thực phẩm chức năng. Anthocyanin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, bệnh ung thư, bệnh tim phổi, chống lão hóa và bệnh xơ cứng động mạch.
3. Những điều thú vị của nếp cẩm
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản, phân tích bộ gen của 21 giống lúa đen (tương tự với một số loại gạo trắng và đỏ để so sánh) để tìm hiều nguyên nhân tại sao nếp cẩm lại có màu đen. Họ nhận thấy ở một số loại có các loại gene được kích hoạt để sản xuất số lượng lớn anthocyanin. Theo lý thuyết này thì màu đen có được là do tự nhiên và cụ thể là vì đột biến. Loại đột biến này đã được lưu lại và là một nguồn đáng tin cậy để làm cơ sở lai tạo đột biến gene từ đó sản xuất đươc nhiều nếp cẩm hơn.
Nếp cẩm và đặc biệt là cơm rượu nếp cẩm sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích bất ngờ vì những điều thú vị sau đây.
Trong những loại nếp thường thấy thì nếp cẩm rất đặc biệt vì có chứa hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20% cùng 8 loại a-xít amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Do đó, góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khỏe cho cơ thể phụ nữ khi bị mất máu do kinh nguyệt hay sau sinh.
Trong men cơm rượu nếp cẩm có chứa chất lovastatine và ergosterol nên có khả năng tái tạo mạch máu, phòng tránh tai biến tim mạch. Chúng cũng không gây ra các phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn nên rất tốt cho những người phẫu thuật tai biến mạch máu não.
Nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, caroten thường không có trong các loại nếp khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trồng cà chua sạch, sai quả trĩu cành ngay tại nhà
- Cách trồng hành lá tại nhà nhanh lên và dễ chăm sóc
Một điều thú vị về lịch sử của nếp cẩm nữa là vì loại nếp này khá khó trồng, nó chỉ chiếm 10% so với các giống lúa gạo khác. Trong lịch sử Trung Quốc, nếp cẩm còn được gọi là gạo hoàng đế, gạo cấm vì chỉ có những người giàu nhất trong những người giàu nhất mới có cơ hội thưởng thức loại gạo này.
Ngày nay, gạo nếp cẩm có thể dễ dàng được tìm thấy ở các siêu thị lớn dành cho những người sành ăn. Trong ẩm thực, gạo nếp cẩm thường được kết hợp với sữa dừa hoặc làm salad rau trộn. Với nét đặc biệt là vị ngon, màu sắc hấp dẫn, độ dẻo gần giống với các loại nếp và đặc biệt là màu nước tím tuyệt đẹp khi bạn làm món cơm rượu nếp cẩm. Và tất nhiên, màu đen đó sẽ không mất đi mà còn trở nên đẹp hơn khi món cơm rượu nếp cẩm của bạn đã ra thành phẩm.
Tổng hợp: nongnghiep365.net