Sâu đục thân cần phải được phòng ngừa cẩn thận, tránh lây lan trong vườn cây, ruộng lúa của bạn. Nếu phát hiện nó trong phạm vi trồng cây cần phải áp dụng ngay các biện pháp diệt trừ ngay lập tức. Để diệt được nó tận gốc, ta không chỉ cần nắm các phương pháp diệt trừ còn phải nắm rõ nguyên nhân nó sinh ra và các đặc tính chung của nó.
Sâu đục thân là gì?
Sâu đục thân là một loài sâu tức ấu trùng của các loài côn trùng, cực kì gây hại cho cây trồng. Người dân thường gọi nó với cái tên đục thân là bởi nó sống kí sinh trong các thân cây, đục đẽo trong thân làm mục rỗng khiến quá trình tuần hoàn, vận chuyển chất dinh dưỡng của cây bị gián đoạn.
Cũng có thể coi nó là một trong những loại bệnh vô cùng nguy hiểm cho cây trồng, bất kì người nông dân, người trồng cây nào phát hiện những biểu hiện loại sâu bệnh này trên một cây trồng thôi cần lập tức tìm biện pháp đối phó ngay. Tránh khi nó phát triển và chui được vào trong thân cây thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng.
Nguồn gốc của sâu đục thân
Sâu đục thân có vô số loại, từ những loại cây thân mềm, thân cỏ như lúa đến cả những loài thân gỗ như lộc vừng, sầu riêng… Và mỗi loại đều được sinh ra từ các loại con trùng khác nhau, có thể là bướm, xén tóc, nhện,… Dù vậy chúng có đặc điểm chung là dạng sâu, ấu trùng và cực kì gây hại cho cây trồng.
Nguyên nhân dẫn đến sâu đục khoét thân của các cây nông nghiệp mà thường thấy nhất ở trên các cây lúa có thể là do những yếu tố khách quan về thời tiết, nắng nóng, mưa dầm khiến sâu bệnh nhanh phát triển. Hoặc mất cân bằng hệ sinh thái khiến các loài côn trùng tăng trưởng mạnh, sinh ra nhiều ấu trùng lên cây nông nghiệp.
Đặc biệt là vào các mùa mưa, đầu các mùa vụ và ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó cũng có thể do chưa diệt trừ được tận gốc trên mảnh đất đang gieo trồng, vẫn để lại nhộng, ấu trùng trên các cây cũ khiến chúng tiếp tục sinh sôi nảy nở trên các cây mới.
Biểu hiện của sâu đục thân trên cây trồng
Những loài sinh vật đẻ những trứng của nó lên cây trồng thường ở trên bề mặt thân cây, kẽ lá, nhánh, cành,… mà không thể trực tiếp đẻ vào trong thân cây. Mà chúng cần thời gian phát triển để tiến hành đục vào thân, phá hoại hệ tuần hoàn dinh dưỡng của cây. Thời gian này tính là ủ bệnh, sẽ có những biểu hiện kì lạ trên cây.
Từ những biểu hiện này giúp ta có thể phát hiện kịp thời và tiến hành phòng chống. Tuy nhiên, ở mỗi loại cây trồng, với mỗi loại sâu đục thân sẽ có một biểu hiện khác nhau trên cây trồng. Biểu hiện chung nhất thường thấy là:
- Thân cây phần bị đục xuất hiện các vết đen, sùi và các lỗ nhỏ
- Lá cây có đốm đen, có hiện tượng sâu ăn lá
Sâu thường chọn tấn công đầu tiên vào những búp non, chồi hoa, bởi đây là phần dễ dàng đục khoét nhất. Khi tấn công vào đây, cây sẽ có biểu hiện héo, đen, gãy rụng. Hoặc đối với những loài thân gỗ, thân cây, cành cây sẽ xuất hiện những hiện tượng như tiết ra mùn cây, lá bắt đầu có hiện tượng chuyển vàng,…
Đặc tính của sâu đục thân
Vòng đời phát triển của mỗi loại sâu đục thân đều sẽ bắt đầu từ trứng, sau đó nở ra những ấu trùng, sâu đục khoét thân cây, sau khi tích lũy đủ dinh dưỡng, chúng đóng màng thành nhộng, và tuỳ theo thời tiết và giống loài chúng sẽ nở thành những loài côn trùng đẻ ra chúng, và tiếp tục giao phối và đẻ trứng lên cây trồng.
Ổ trứng của những loài côn trùng này thường được đẻ trên bề mặt, lớp biểu bì ở cây trồng, kẽ lá, nhánh, cành,… Mà mỗi ổ trứng đều thường rất nhỏ, rất khó phát hiện. Tuỳ loại trùng sẽ có thời gian nở trứng, thành sâu và hoá kén khác nhau nhưng đều trong thời gian vài ngày hay vài tuần.
Bọn sâu bệnh này thường sinh sản vào những mùa mưa ẩm, nhiệt độ không quá cao, điều kiện thích hợp nhất thường là đầu các mùa vụ. Chủ yếu vào đầu xuân và cuối hạ là thời điểm cần phải đề phòng nhất.
Tác hại của sâu đục thân
Sâu đụ thân là sinh vật cũng là bệnh khiến cho các cây nông nghiệp giảm sản lượng, thậm chí là chết cây. Tạm thời có thể chia ra hai triệu trứng trên hai loại cây nông nghiệp đó là thân gỗ và thân mềm
Tác hại trên cây thân gỗ
Đối với các loài thân gỗ, sinh trưởng lâu năm, thời gian tồn tại dài, thu hoạch trên mỗi cây đều có tính lặp lại vào mỗi mùa vụ thì việc cây bị đục thân tạo hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Những lỗ sâu đục khoét sẽ tạo thành đường hầm, nó sẽ càng ngày càng to, dài, càng cản trở sự phát triển của cây.
Đây là trường hợp tệ nhất khi thân cây mục rỗng, không còn có thể đảm nhiệm vai trò vận chuyển dinh dưỡng từ đất đến toàn cây khiến nó chết dần chết mòn. Nếu đục trên các cành sẽ khiến năng suất của cây giảm mạnh. Tuổi thọ của đám sâu thân gỗ là 2 – 10 năm tuổi.
Tác hại trên cây thân mềm
Đối với các loài thân mềm như ngô, mía, lúa thì loài sâu bệnh này sẽ gây hại từ thân đến lá. Trong giai đoạn cây còn nhỏ, nếu sâu đục thân vào các phần ngọn, mô phân sinh trưởng sẽ khiến quá trình trưởng thành khó khăn thậm chí hoàn toàn dừng lại.
Trong giai đoạn phát triển, sâu bệnh sẽ cản trở quá trình trao đổi chất dinh dưỡng diễn ra trong cây. Đục rỗng cũng khiến thân cây trở nên yếu ớt nên khi có gió to, mưa bão cây sẽ dễ bị đổ rạp, cây chết.
Các biện pháp phòng sâu đục thân
Để các loài côn trùng để lại trứng và ấu trùng trên cây là rất phiền phức và nguy hiểm, vậy nên cứ áp dụng lời nói của các cụ, phòng còn hơn chống. Hãy làm những bước phòng bệnh thật vững chắc, không để cho loài này có bất kì cơ hội nào sinh sôi nảy nở, giết nó từ trong trứng nước.
Biện pháp sinh học là biện pháp xanh và ít có tác dụng phụ nhất. Đó chính là nuôi thiên địch của các loài côn trùng gây bệnh. Đối với từng đối tượng mà tìm đúng thiên địch để trị. Một số loài thiên địch phổ biến, hiệu quả, áp dụng trên nhiều đối tượng như: ếch, nhái, rắn, ong,…
Hoặc ngay từ những khâu chọn giống ta có thể chọn những giống khỏe mạnh và chống sâu bệnh tốt. Ngày nay đã có rất nhiều những giống cây như vậy bởi sự phát triển không ngừng của khoa học, sinh học trong nông nghiệp. Tra cứu, hỏi chuyên gia về những giống tốt nhất.
Các biện pháp diệt trừ sâu đục thân
Nếu trong trường hợp mất bò mới lo làm chuồng hay phòng tránh chưa hiệu quả thì cần áp dụng ngay các biện pháp diệt trừ loài sâu bệnh này, giảm thiểu mức độ thiệt hại xuống con số thấp nhất.
Phun thuốc trừ sâu là biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Đây cũng là biện pháp được nhiều hộ gia đình canh tác áp dụng. Tuy nhiên, việc phun thuốc trừ sâu không chỉ ảnh hưởng đến sâu bệnh mà còn đến cả cây và những loài côn trùng có lợi cho cây. Vậy nên cần hạn chế và chỉ sử dụng các loại chỉ định và khuyên dùng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thuốc diệt cỏ – Thứ thuốc quan trọng đối với mỗi nhà nông
- Thuốc trừ sâu và những nguy hại mà bà con chưa biết tới
Lời kết
Sâu đục thân quả là một nhân tố gây giảm năng suất, thiệt hại cho bà con nông dân, và cần lập tức diệt trừ khi phát hiện. Trên đây là tổng quát chung nhất về loài sâu bệnh này. Hãy tiếp tục tìm đọc thêm những tài liệu, phương pháp về đúng loại cây và bạn đang gieo trồng, đúng bệnh bốc thuốc, diệt đi loài sâu bệnh nguy hiểm này.