Bón vôi cho đất mặn có tác dụng cung cấp oxy cho đất, hỗ trợ quá trình phát triển của bộ rễ cây, giúp cây phát triển. Đây là biện pháp tối ưu giúp tăng dinh dưỡng trong đất, tiết kiệm chi phí và công sức trong trồng trọt được bà con ở những khu vực có đất bạc màu, đất mặn thường xuyên sử dụng. Theo dõi ngay bài viết hôm nay để hiểu thêm về phương pháp bón vôi này: công dụng, cách thức thực hiện nhé.
Vôi là gì?
Vôi là một chất rắn dạng bột màu trắng hoặc dạng tinh thể không màu, có tên hóa học là canxi hidroxit, tan trong nước tạo thành canxi hydroxit. Hiện nay, vôi tôi có vai trò vô cùng quan trọng trong các lĩnh vực nông nghiệp trồng trọt hay trong công nghiệp như xây dựng, sản xuất phân bón, tẩy rửa, xử lý nước.
Các loại vôi được sử dụng
Hiện nay trong nông nghiệp, những người nông dân thường xuyên sử dụng 3 loại vôi dưới đây để bón cho đất mặn. Cụ thể:
- Vôi tôi hay vôi nung có phản ứng rất nhanh và mạnh nếu hòa tan trong nước. Quá trình tạo nhiệt và mang lại khả năng sát khuẩn cực cao.
- Bột đá vôi cũng có khả năng diệt khuẩn khi gặp nước nhưng kém hơn so với vôi tôi. Vì vậy được sử dụng chủ yếu để cung cấp oxy cho đất trồng, đặc biệt là đất mặn và đất phèn.
- Vôi dolomite có phản ứng nhẹ với nước, khi bón cho đất sẽ hỗ trợ làm tăng độ pH nhưng trong thời gian dài. Khả năng diệt khuẩn cũng kém và chủ yếu sẽ mang lại nguồn magie và canxi cho cây.
Bón vôi cho đất mặn có tác dụng gì nổi bật
Bên cạnh hiệu quả quan trọng nhất là cung cấp oxi cho cây trồng, bón vôi cho đất mặn mang lại tác dụng cung cấp dưỡng chất cho cây. Ngoài ra còn nhiều hiệu quả đặc biệt khác mà chúng tôi sẽ bật mí ngay trong phần nội dung tiếp theo như sau:
Điều hòa độ pH
Vôi là tác nhân có vai trò trong quá trình điều hòa nồng độ pH của đất trồng. Có vôi trong đất giúp nồng độ này tăng lên nhưng không tăng quá nhanh gây nên những lối roạn cho cây trồng. Vì vậy đây là giải pháp vô cùng an toàn để giúp cây phát triển tốt hơn trên nền đất kém dinh dưỡng.
Tuy nhiên, người nông dân cần đảm bảo được liều lượng bón vôi cho đất mặn phù hợp, chỉ dược vừa đủ. Nền đất tốt hoàn toàn cũng có thể bón thêm vôi với liều lượng vừa đủ để năng năng suất cho cây. Trung bình sẽ dao động từ 500kg cho 1 ha đất trồng. Kết hợp với phân hữu cơ sẽ giúp duy trì hàm lượng chất dinh dưỡng, hỗ trợ cây phát triển tốt hơn.
Bón vôi cho đất mặn mang lại tác dụng bổ sung dinh dưỡng
Trong thành phần của vôi có thành phần canxi vô cùng dồi dào và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. Vì vậy, nếu bà con gặp tình trạng cây yếu ớt, dễ đổ, sâu bệnh, lá biến dạng, chết khô…thì nên sử dụng bón vôi ngay cho đất trồng.
Hàm lượng canxi từ vôi sẽ hỗ trợ cây gia tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và giải độc trong đất cực hiệu quả. Vì vậy, bón lót vôi cho đất trước khi trồng trọt là giải pháp hữu ích để tăng nguồn dinh dưỡng nuôi cây, đặc biệt là nguồn canxi.
Kích thích hoạt động của chất dinh dưỡng trong đất
Trong đất đã có sẵn những nguyên tố dinh dưỡng tự nhiên và thông qua quá trình bón phân. Để hỗ trợ quá trình phát triển của cây, vôi đã làm giảm hoạt động của các độc tố có hại như Mn, Fe, AL để cây được phát triển vững chãi hơn.
Bên cạnh đó, bà con sử dụng bón vôi cho đất mặn mang lại tác dụng đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất. Quá trình này sẽ cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp cây có thể phát triển ổn định trên nền đất mặn, phèn.
Thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật
Nhiều bà con có suy nghĩ sai lệch về vai trò của vôi, lo sợ những vi sinh vật trong đất sẽ bị chết nếu sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả khi bón vôi cho đất mặn lại giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh này.
Bởi vôi làm thay đổi độ pH đạt mức ổn định, phù hợp, cung cấp môi trường cho hệ vi sinh phát triển tốt. Tuy nhiên nếu bà con sử dụng sài liều lượng ngược lại sẽ có khả năng làm chết hệ vi sinh này, không mang lại tác dụng.
Bón vôi cho đất mặn có tác dụng rửa mặn
Với những khu vực đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn do nước biển, bón vôi cho đất mặn có tác dụng vô cùng diệu kỳ. Quá trình sẽ giúp rửa mặn, hỗ trợ cây phát triển một cách toàn vẹn, hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng được cung cấp.
Khử chua cho đất trồng bằng phương pháp bón vôi
Sau quá trình canh tác, đất trồng không tránh khỏi sự suy thoái, bạc màu, cần có biện pháp để cải tạo lại. Lúc này, bón vôi cho đất mặn mang lại tác dụng hữu ích, hỗ trợ khử chua do cung cấp hàm lượng lớn canxi trung hòa cho đất.
Ngăn chặn sâu bệnh, nấm hại cây
Những nguồn đất mặn, bị chua, suy thoái là môi trường sống tuyệt vời cho những loại sâu bệnh gây hại trú ngụ. Vì vậy, người nông dân luôn sử dụng tới phương pháp bón vôi để phát ức chế sự phát triển của những loại vi khuẩn này.
Hướng dẫn bón vôi cho đất đúng nguyên tắc
Để phát huy được hiệu quả của phương pháp bón vôi này, bà con cần áp dụng đúng theo nguyên tắc. Tuyệt đối không được sử dụng quá nhiều ngược lại gây nên ô nhiễm hoặc quá ít sẽ không mang lại công dụng gì khác biệt.
Đúng loại đất
Mỗi loại đất trồng sẽ phù hợp với từng loại vô cụ thể nên bà con cần đặc biệt lưu ý nguyên tắc này. Để xác định đất phù hợp với loại vôi nào, người nông dân có thể căn cứ vào độ pH hiện tại của đất để giúp đất tơi xốp, cải tạo đất trồng.
Ví dụ trong trường hợp đất chua, khối lượng phân cần bón sẽ nhiều hơn so với loại đất có nồng độ ít. Đất sét so với đất cát cũng sẽ cần bón nhiều phân hơn đẻ tăng độ pH của đất ở mức ổn định.
Đúng liều lượng
Liều lượng luôn có vai trò quan trọng, hỗ trợ khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây từ đất. Với mỗi loại, liều lượng dinh dưỡng cần thiết cũng sẽ khác nhau, tức hàm lượng vôi cần bón cũng sẽ khác nau.
Bón vôi cho đất mặn mang lại tác dụng nếu bà con áp dụng đúng liều lượng nếu không, quá nhiều hay quá ít sẽ không mang lại hiệu quả nào. Chỉ gây mất thời gian, chi phí sản xuất và công sức lao động.
Đúng thời điểm
Liều lượng sử dụng cho đất mặn cũng cần đúng thời điểm thích hợp. Ví dụ đối với những loại cây chưa thu hoạch, thời điểm tốt nhất trong năm là đầu mùa mưa. Hoặc những vườn cây ăn quả lại cần bón sau thời gian thu hoạch để cải tạo lại đất, tăng hàm lượng dinh dưỡng phục vụ mùa sau.
Nếu khu vực đất trồng thường xuyên có mưa, bà con nên bón vôi cho đất mặn vào sau những đợt mưa để mang lại hiệu quả cao nhất. Thời gian này cũng sẽ hợp lý nếu khu vực trồng cây công nghiệp ngắn ngày hoặc cây có múi. Nếu đất trồng lúa nước, quá trình bón vôi cho đất mặn sẽ được diễn ra từ 15 đến 20 ngày trước khi gieo mạ là phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Chiết cành là gì ? Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành đơn giản
- Con ngan và những món ngon được chế biến từ ngan
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ về lợi ích, nguyên tắc bón vôi cho đất mặn có tác dụng sẽ mang lại kiến thức cho mọi người khi tìm hiểu. Hãy áp dụng đúng nguyên tắc và tìm hiểu kỹ những công dụng để xây dựng một quy trình bón vôi mang lại hiệu quả cao nhất nhé.