• Trồng trọt
  • Kiến thức nhà nông
  • Phân bón
  • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Tin tức
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Thuốc bảo vệ thực vật

Rệp sáp – Cách nhận biết và xử lý chúng thế nào cho hiệu quả

5 Tháng 10, 2022
in Thuốc bảo vệ thực vật
0 0
0
SHARES
18
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Rệp sáp là một loài rệp không hề nhận được sự chào đón trong nông nghiệp. Tác hại của loài rệp này đem đến làm cây trồng là vô cùng lớn. Chúng có thể khiến một nhành cây đang tươi tốt trở nên trơ trọi sau một khoảng thời gian cực kỳ ngắn. Chính vì thế, ai ai làm trong nền nông nghiệp đều muốn tìm mọi cách thức để tiêu diệt chúng và để cho chúng không cách nào trở lại cũng như tái phát nữa.

Tổng quan các dữ liệu chung về rệp sáp

Để hiểu và biết rõ hơn về loài rệp này thì đầu tiên khái niệm của chúng chính là điều không thể bỏ lỡ. Rệp sáp chính là một loài côn trùng, chúng thường sống ký sinh lên các loại thực vật như các loại cây cảnh, các cây ăn quả, và hàng loạt các loại cây trồng công nghiệp khác. Chúng vô cùng có hại đến đến doanh thu cũng năng suất của nhà nông nếu như phát hiện muộn màng.

Related posts

Các loại thuốc trừ sâu bệnh hại phổ biến

Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hại cho cây trồng

24 Tháng 2, 2023
Kiểm tra sau khi diệt trừ nguồn sâu bệnh cho cây trồng

5 Lưu ý Khi Diệt Trừ Nguồn Sâu Bệnh Cho Cây Trồng Quan Trọng

24 Tháng 2, 2023

Planococcus citri chính là cái tên khoa học của loài rệp sáp này. Chúng thuộc họ  Pseudococcidae, tất cả các loại côn trùng thuộc họ này hầu hết đều mang lại những tổn thương, những hư hại cho nông nghiệp, cho cây trồng. Nó chính là một sự lan truyền nhiều căn bệnh phức tạp và khó chữa trị cho cây trồng. Bởi thế nó mới trở thành nỗi sợ hãi tột độ.

Châu Á chính là cái nôi cho nguồn gốc và xuất xứ của loại rệp sáp này. Không biết từ đâu mà sự xuất hiện đầu tiên của chúng chính là Châu Á. Sau đó, chúng dần phát triển mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng sang hầu hết các khu vực trên toàn thế giới. 

Và ngày nay rệp sáp đã trở thành một bệnh dịch đối với các loại cây, đặc biệt là cây ăn quả và các giống cây công nghiệp. Đây đều là các giống cây mang lại nguồn kinh tế rất lớn cho nông dân. Sự xuất hiện của chúng khiến nguồn thu nhập nông nghiệp này bị hạn chế đáng kể.

Tổng quan dữ liệu về rệp sáp
Tổng quan dữ liệu về rệp sáp

Rệp sáp là loài có hình dáng như thế nào?

Nếu muốn tiêu diệt loài rệp sáp này thì trước tiên, người nông dân cần phải nhận diện được chúng. Và cách nhận diện này sẽ được thông qua vẻ bề ngoài, đặc điểm hình dạng của chúng như thế nào, ra sao.

Cách nhận diện được nói đến đầu tiên chính là cách nhận diện rệp sáp cái đã trưởng thành. Hình bầu dục chính là hình dáng của rệp, chúng là loại côn trùng không có cánh. 2,5 mm đến 5mm và 2mm đến 3mm sẽ là kích thước bề dọc và ngang của rệp cái trưởng thành. Lớp phủ trắng sẽ bao bọc toàn thân rệp cùng với các tia sáp dài trắng. Dáng hình của chúng tương tự như con nhộng nhưng nhỏ hơn.

Tiếp theo sẽ là cách nhận diện của rệp sáp đực trưởng thành. Đặc điểm phân biệt rõ ràng nhất giữa con đực và con cái chính là kích thước của chúng. Chắc chắn kích thước của con đực sẽ lớn hơn con cái. Phần sau cơ thể rệp đực có sợi sáp dài và có cánh. Các sợi sáp của chúng có màu xám chứ không phải màu trắng như con cái. Chúng có thể tồn tại trong vòng 27 ngày,đây chính là vòng đời của chúng.

Hình dáng của rệp
Hình dáng của rệp

Cây trồng sẽ ra sao nếu như con này xuất hiện

Đây là bước nhận diện quan trọng giúp ích vô cùng lớn trong quá trình phát triển của cây. Thường thì khi rệp sáp tấn công sẽ phân chia thành hai giai đoạn khác nhau. 

Vào giai đoạn đầu tiên, giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn ký sinh. Vào giai đoạn này, sự xuất hiện chủ yếu của chũng sẽ là các khe, mặt đất, các phần rễ ở bên dưới mặt đất và dần dần tiến đến phần rễ bên trên hoặc gốc cây. Từ khi cây mới bắt đầu phát triển với phần rễ non thì rệp sáp đã bắt đầu ký sinh để hút hết những dưỡng chất. 

Nếu như tại thời điểm này, người chăm cây không phát hiện thì đến khi cây chuyển sang màu vàng thì lúc này cây hầu như đã cạn kiệt nguồn dinh dưỡng do rệp đang hoạt động cao độ trong việc hấp thu dưỡng chất và khó mà cứu lấy cây được. Tiếp đến sẽ là giai đoạn trưởng thành, ở giai đoạn này chúng thường ký sinh bằng cách đeo bám chẳng rời tại những cuống hoa. 

Để rồi khi hoa đơm quả, chúng sẽ bắt đầu hút hết nhựa tại cuống khiến cuống không thể tiếp tục tiếp thu dưỡng chất để nuôi quả. Điều này sẽ khiến quả kém phát triển thậm chí là héo tàn không lớn. Ngoài ra, khi mà rệp sáp tập trung quá nhiều vào một nhánh cây thì nhánh cây đó sẽ chết và nó sẽ không thể hấp thu chất dinh dưỡng để tiếp tục vòng tuần hoàn nuôi dưỡng quả được.   

Sự xuất hiện của rệp sẽ khiến cây trồng ra sao?
Sự xuất hiện của rệp sẽ khiến cây trồng ra sao?

Một vài loài cây hấp dẫn rệp sáp nhất

Nhắc đến những loại cây có sức hấp dẫn cho sự ký sinh của rệp sáp thì không thể nào không nhắc đến hoa hồng và cây cà phê. Hai loại cây này thường thu hút rệp đến lạ thường, chúng được rệp ký sinh mà phải gánh chịu nhiều tổn hại sâu sắc.

Hoa hồng và sự ảnh hưởng của rệp sáp

Đối với hoa hồng, rệp sáp đầu tiên sẽ xuất hiện ở các nách lá, dấu hiệu chính là những lớp bột phấn có màu trắng. Ngoài ra, bột trắng này còn được tìm thấy ở bề mặt dưới của lá hoa hồng. Và khi đã tìm được cho mình một vị trí tuyệt vời thì bây giờ chúng sẽ kết dính với cây bằng một chất dịch mà chúng tự tạo ra.

Sau khi tiết dịch xong thì chúng tiếp tục dùng chất dịch đó để hấp thụ hết chất dinh dưỡng và nhựa cây. Cây hoa hồng lúc này sẽ dần thiếu chất và đến giai đoạn lá bắt đầu chuyển vàng thì lúc này đã bị ảnh hưởng khá nặng và bắt đầu chết dần.

Ở cây hoa hồng, rệp có thể phát triển và sinh sản ở mọi mùa chứ không chỉ một mùa riêng biệt nào. Tuy nhiên, ở thời tiết mùa hè, rệp sáp thường phát triển đặc biệt nhiều do thời tiết lúc này oi bức và nóng nhiều. Nhà vườn ngay lúc này phải có những biện pháp xử lý nhanh chóng tránh để lây lan sẽ khó khăn trong việc diệt rệp.

Ảnh hưởng của rệp lên hoa hồng
Ảnh hưởng của rệp lên hoa hồng

Cây cà phê và sự phá đảo của sâu bọ

Cây cà phê cũng là cây mà loại rệp này thường xuyên xuất hiện. Và quả cà phê chính là mục đích mà chúng xuất hiện. Sự xuất hiện này sẽ khiến quả cà phê kém phát triển, và có thể cũng không phát triển. Năng suất của vụ thu hoạch sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Kể từ khi cây bắt đầu có nụ thì rệp đã bắt đầu tàn phá và hút hết chất dinh dưỡng cho đến khi nuh trở thành quả. 26 cho đến 40 ngày chính là thời điểm mà rệp phát triển mạnh mẽ nhất tại cây cà phê.

Làm cách nào để xử lý rệp sáp?

Vậy thì điều quan trọng bây giờ chính là tìm hiểu các cách để xử lý loại rệp sáp đầy tai hại này. Tiếp đến sẽ là các phương pháp mà bài viết gợi ý. Hy vọng rằng những cách thức này sẽ có thật nhiều ích lợi đối với nhà vườn.

  • Sử dụng vòi xịt nước mạnh để xịt trôi hết rệp trên cây, chỉ áp dụng đối với cây ăn quả và cây công nghiệp.
  • Trồng cây với sự nới rộng khoảng cách để tránh tình trạng dễ lây lan.
  • Thiên địch có vẻ là một lựa chọn khá tốt để diệt rệp.
  • Sử dụng những chế phẩm an toàn với môi trường như SK Enspray 99EC, …
  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị như Comda 250EC, Movento 150OC, …
  • Nếu như vườn thuộc quy mô nhỏ thì cũng có thể sử dụng nước rửa chén và cồn kết hợp.
Ảnh hưởng của rệp lên cây cà phê
Ảnh hưởng của rệp lên cây cà phê

Có thể bạn quan tâm:

  • Sâu đục thân – Cần phải trị ngay trước khi quá muộn 
  • Thuốc diệt cỏ – Thứ thuốc quan trọng đối với mỗi nhà nông

Lời kết

Rệp sáp là loài côn trùng vô cùng gây hại khiến nhiều người nuôi trồng cây đau đầu. Và bài viết đã đưa ra nhiều phương pháp giải quyết lẫn những dấu hiệu nhận biết để có thể kịp thời chữa trị và không ảnh hưởng đến năng suất.

Previous Post

Chiết cành là gì ? Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành đơn giản 

Next Post

Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch – cách phòng?

Next Post
Các yếu tố để sâu bệnh tạo thành dịch là gì?

Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch - cách phòng?

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đề xuất cho bạn

Hãy chăm sóc và phòng dịch cho gà thật tốt ở những giai đoạn đầu tiên

Gà hồ – Đặc điểm và cách chăm sóc giống gà quý hiếm này

3 năm ago
Gà ri hấp là món ăn từ gà ri đơn giản mà rất ngon

Những món ăn từ gà ri thơm ngon – Tinh hoa ẩm thực Việt

3 năm ago
Kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn - Tham khảo mô hình nuôi thỏ lớn

Kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn – Tham khảo mô hình nuôi thỏ

3 năm ago
Các phương pháp nhân giống cây ăn quả ưu việt hiện nay

Các phương pháp nhân giống cây ăn quả ưu việt hiện nay

3 năm ago

Tin phổ biến

  • Cây lúa là hình ảnh thân quen của làng quê Việt Nam

    Cây lúa nước biểu tượng gắn liền với đất nước Việt Nam

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp tạo giống cây trồng cơ bản nhất, đúng khoa học 

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phương pháp chọn tạo giống cây trồng đạt được hiệu quả cao

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Gà lôi – Đặc điểm và cách chăn nuôi chăm sóc đúng cách

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Giá thịt Ngỗng bao nhiêu tiền 1Kg 2022? Mua bán ở đâu rẻ ngon

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

nongnghiep365.net

Cùng theo dõi kênh tin tức chúng tôi để hiểu hơn về nông nghiệp - ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu.

© 2022 Copyright of nongnghiep365.net DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trồng trọt
  • Kiến thức nhà nông
  • Phân bón
  • Thuốc bảo vệ thực vật
  • Tin tức

© 2022 Copyright of nongnghiep365.net DMCA.com Protection Status

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In