Gà Mía lai là giống gà được lại giữa gà ta với gà lương phượng cho thịt thơm đặc trưng, da giòn, mỡ dưới da ít, sức đề kháng cao rất thích hợp với điều kiện chăn thả của các hộ gia đình. Để nuôi gà Mía lai đạt hiệu quả cao, bài viết này giới thiệu điểm chính trong kỹ thuật nuôi gà Mía lai như sau:
Đặc điểm chung về Gà Mía lai
Gà Mía có khả năng chống chịu rét rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn chỉ sau 4 tháng là có thể xuất chuồng. Trọng lượng trung bình đạt từ 1,6 – 2,2 kg phù hợp với nhu cầu thức ăn cho một gia đình nên gà bán rất được giá.
Tốc độ tăng trưởng của gà Mía lai
Giai đoạn gà Mía từ 40 – 42 ngày tuổi cho trọng lượng đạt 0,6 – 0,8 kg/con, 72 ngày tuổi đạt 1,3 – 1,5 kg/con, 90 ngày tuổi đạt trọng lượng 2,2 kg/con.
Gà Mía chăn nuôi theo mô hình thả vườn sẽ mang lại nhiều ưu điểm: Chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại thấp, tiết kiệm được nhiều chi phí cho nguyên vật liệu chăn nuôi (điện, nước, quạt thông gió sử dụng ít chất độn chuồng).
Kỹ thuật chăn nuôi gà Mía lai
Gà Mía là giống gà thích hợp thả vườn nên có cách nuôi khác với gà công nghiệp. Để gà mía cho hiệu quả năng suất cao nhất bà con không những cho gà ăn cám mà còn bổ sung thêm nhiều thức ăn dân dã như ăn thóc, cám gạo, ngô nghiền, rau xanh, bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là gà ở giai đoạn đẻ trứng và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà.
Những điều cần chuẩn bị khi nuôi:
Chuồng trại: Chọn những nơi cao ráo, thoáng mát để đặt chuồng gà mía lai. Nên đặt chuồng theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để được hứng nắng và ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi sao cho thích hợp (gà Mía lai thị trên sàn: 8 con/m2; gà Mía lai thịt trên nền 10 con/m2). Trong trường hợp nuôi gà thả vườn thì chuồng là nơi ngủ đêm và tránh ánh nắng, mật độ vườn thả gà nên ít nhất là 1 con/m2. Mặt trước của cửa chuồng nên hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng tre thưa hoặc lưới đặt cách mặt đất 0,5 m giúp chuồng khô ráo, thông thoáng và dễ vệ sinh.
Đặt rào chắn xung quanh vườn, và nên đặt bằng lưới B40, tre gỗ hoặc lưới lilon… tùy thuộc điều kiện nuôi của từng hộ gia đình. Ban ngày khô ráo nên thả gà ra sân vườn chơi, buổi tối ta cho gà về chuồng.
Lồng úm gà con: Kích thước 2 x 1 m cao chân tầm 0,5 m đủ nuôi cho khoảng 100 con gà Mía lai giống. Sưởi ấm cho gà Mía lai bằng đèn (hai bóng khoảng 75W và dùng cho 100 con gà).
Máng ăn: Khi gà Mía lai còn nhỏ (khoảng 1 – 3 ngày tuổi) ta rải cám tấm trên tấm giấy lót trong lồng úm và cho gà ăn. Khi gà Mía lai đạt 4 – 14 ngày tuổi cho gà Mía lai ăn bằng máng ăn của gà con. Khi gà Mía lai đạt trên 15 ngày cho gà ăn kiểu máng treo.
Máng uống: Treo hoặc đặt xen kẽ các máng ăn và máng uống ở trong vườn. Nên thay nước sạch uống cho gà 2 – 3 lần trong 1 ngày.
Bể tắm cát và máng cát sỏi cho gà Mía lai: Gà Mía lai rất thích tắm cát. Đối gà Mía lai nuôi chăn thả ta nên phải xây bể chứa cát, tro bếp và tạo điểm sinh hoạt cho gà Mía lai tắm. Kích thước bể tắm nên xây rộng 1 m, dài 2 m, cao 0,3 m đủ diện tích chứa cho khoảng 40 con. Đặt vài máng cát, đá hoặc sỏi nhỏ xung quanh nơi chăn thả gà để gà ăn giúp cho gà Mía lai tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
Dàn đậu cho gà: Gà Mía lai có tập tính thích ngủ ở trên cao vào ban đêm để tránh các kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân của chúng, hơn nữa là tránh nhiễm bệnh. Do đó ta nên tạo một số dàn đậu cho gà Mía lai ngủ trong chuồng. Dàn đậu nên làm bằng tre, gỗ nên nhớ không nên làm bằng các vật liệu có tính chất chơn tròn. Dàn cách nền chuồng tầm khoảng 0,5 m và cách nhau 0,3 đến 0,4 m để giúp gà Mía lai khỏi đụng vào nhau, ỉa phân lên nhau và mổ nhau. Nên để ổ gà đẻ cho gà Mía lai ở nơi tối. Một ổ đẻ cho phép chứa khoảng 5 đến 10 con gà mái.
Kỹ thuật nuôi gà mía lai không hề khó để có một đàn gà khỏe mạnh, chất lượng thì bạn nên chú trọng thêm đến vấn đề chọn giống và tiêm phòng đầy đủ cho gà để tránh được những rủi ro có thể xảy ra