Đã từ rất lâu cái tên gạo nếp cái hoa vàng đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hãy theo dõi bài viết sau đây.
Nguồn gốc, xuất xứ
Nếp ả có lẽ là cái tên quen thuộc từ xa xưa để gọi loại gạo nếp cái hoa vàng như ngày nay. Do đặc điểm của gạo nếp cái hoa vàng là thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng nên giống lúa nếp này được trồng nhiều ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Có thể bạn quan tâm:
- Lúa nếp cẩm đến từ đâu? Một số thông tin liên quan
- Chia sẻ cách trồng lúa tại nhà đơn giản và hiệu quả hiện nay
- Lúa tẻ và những công dụng tuyệt vời mà rất ít người biết
Những vùng trồng nhiều nếp ả có thể kể đến như Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa,… Tuy nhiên do giống lúa này trồng tản mạn và không chú trọng thâm canh, vì vậy mà ngày nay nhiều nơi bị mai một nên gạo không còn dẻo và thơm ngon như trước. Vì thế chỉ có một số nơi trồng quy hoạch mới đảm bảo chất lượng gạo thơm ngon như Kinh Môn – Hải Dương, Yên Phong – Bắc Ninh,…
Đặc điểm của gạo nếp cái hoa vàng
Nếp cái hoa vàng là giống cây phản ứng với ánh sáng ngắn, chỉ cấy ở vụ mùa muộn ở miền Bắc Việt Nam và có thời gian trổ tương đối ổn định trong khoảng tháng 7 đến tháng 10. Thời gian sinh trưởng của cây khoảng 145-160 ngày.
Cây lúa nếp cái hoa vàng có chiều cao khoảng 120 – 125 cm/cây, gốc thân to, có khả năng chống đổ tương đối tốt. Khả năng đẻ nhánh của cây chỉ đạt mức trung bình yếu, tỷ lệ bông hữu hiệu 50-55%. Tuy nhiên, cây có khả năng chống chịu với một số điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên như: khả năng chịu phèn, chịu chua và trũng khá, chịu hạn cuối vụ tương đối tốt. Khả năng kháng sâu bệnh của nếp cái hoa vàng tốt với bệnh đạo ôn hay khô vằn, nhưng kháng bệnh bạc lá ở mức trung bình và có thể bị nhiễm sâu đục thân nặng.
Bông lúa dài 20 – 22 cm, số hạt chắc trên một bông lúa trung bình khoảng 105-107 hạt. Hạt nếp cái hoa vàng tròn, dẹt và nhỏ hơn hạt nếp thường một chút, có màu vàng nâu sẫm, nhấm thử thấy ngọt mát lan tỏa đầu lưỡi như sữa; tỷ lệ chiều rộng và chiều dài hạt khoảng 1.82 và khối lượng 1000 hạt khoảng 25 – 26gram. Năng suất trung bình của nếp cái hoa vàng khoảng 35-40 tạ/ha, năng suất cao có thể đạt 40 – 45 tạ/ha.
Giống lúa nếp cái hoa vàng là giống chọn lọc từ giống lúa nếp địa phương, được công nhận giống theo Quyết định số 147 KHKT/QĐ, ngày 9 tháng 3 năm 1995.
Thành phần dinh dưỡng
Với những đặc điểm của gạo nếp cái hoa vàng như trên, loại gạo nếp này có thành phần dinh dưỡng rất dồi dào, đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Tính trong 100g gạo nếp ả sẽ đảm bảo mang đến nguồn dinh dưỡng như sau: 380 kcal, 1.5 g chất xơ thực phẩm; 0.78g chất béo; 7.16g protein, 82g carbohidrat, 0.14g đường; 13.67g nước; 32mg canxi và nhiều khoáng chất khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng với kinh tế
- Phương pháp chọn tạo giống cây trồng đạt được hiệu quả cao
Cách nấu gạo đúng chuẩn miền Bắc
Để tận hưởng được trọn hương vị và những đặc điểm của gạo nếp cái hoa vàng, người dân thường chủ yếu sử dụng gạo nếp để nấu xôi với quy trình cơ bản như sau:
Bước 1: đong gạo theo nhu cầu.
Bước 2: nhẹ nhàng vo để loại bỏ bụi bẩn, không chà xát quá mạnh quá kỹ sẽ làm mất dinh dưỡng trong hạt gạo.
Bước 3: Cho gạo vào nồi, thêm nước với tỷ lệ 1:1:1.
Bước 4: tiến hành nấu như các loại gạo thông thường.
Với những chia sẻ trên đây các bạn đã hiểu hơn về đặc điểm của gạo nếp cái hoa vàng. Hi vọng bạn sẽ sử dụng loại gạo này đúng cách để thưởng thức hương vị ngon thơm nhất.
Tổng hợp: nongnghiep365.net