So với việc chăn nuôi các giống gia cầm điển hình như gà, vịt, hay ngan, con ngỗng được nhiều gia đình lựa chọn với khả năng phát triển nhanh. Bên cạnh đó, loài vật này cũng có rất nhiều đặc điểm thú vị, khác biệt. Nội dung đề cập dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến cho bạn về đặc tính sinh học, tập tính của loài ngỗng.
Đôi nét về loài ngỗng
Ngỗng có tên khoa học là Anser anser domesticus hay còn có tên gọi khác là Anser cygnoides. Những con ngỗng này đã được trải qua một quá trình thuần hóa, chăn nuôi để thu hoạch trứng, thịt, lông. Thậm chí nhiều gia đình còn nuôi ngỗng với tác dụng để canh gác, giữ nhà rất hiệu quả.
Ở các nước châu Âu, con ngỗng được thần hóa từ các loài như ngỗng xám, còn những nước châu Á giống ngỗng chủ yếu bắt nguồn từ ngỗng thiên nga. Ngỗng là loài vật dễ nuôi, chóng lớn, đặc biệt là hay ăn các loại thức ăn xanh, một số loại phụ phẩm trong nông nghiệp. Ngỗng rất ít khi bị mắc bệnh, khả năng vặt cỏ rất tốt, có thể ăn sát gốc đến cả phần củ và rễ của cây.
Đặc điểm nhận biết con ngỗng cụ thể
Màu lông chủ đạo của con ngỗng thường là màu trắng hoặc là màu xám, thân hình lớn và có nhiều đặc điểm gần với thiên nga. Bạn có thể bắt gặp một số con ngỗng có màu trắng xám, đây là đặc điểm do lai tạo. Thân của ngỗng khá lớn nhưng về phần cổ và đầy lại nhỏ, đặc trưng với phần cổ mảnh vươn dài. Một số loài có thêm phần mào nhỏ ở trên đầu, đôi mắt có màu đen và khá nhỏ.
Những con ngỗng đực có mào dạng sừng nhỏ nằm gần với mỏ trên mang hình tròn. Ngỗng có một bộ lông rất mượt mà, phần bụng thon nhỏ, phần chân có màng, kích thước lớn, phần mỏ ngắn, màu vàng tươi. Loài vật này có thân hình chắc chắn, hình thoi dễ dàng để chúng có thể di chuyển nhanh với thân hình lớn của mình, và có thể đi trên quãng đường dài.
Trung bình mỗi con ngỗng cái có trọng lượng đạt khoảng 3.8 đến 4.2kg, và chúng có thể cho lượng trứng 30 quả mỗi năm. Những con đực có kích thước lớn hơn tầm khoảng từ 4 đến 4,5kg, chúng có khả năng chống chọi lại bệnh tật rất tốt. Đặc biệt, trong điều kiện nuôi và chăm sóc tốt, thức ăn đảm bảo ngỗng phát triển rất nhanh, chưa đến nửa năm có thể ăn thịt được.
Thức ăn và tập tính của loài ngỗng
Nhìn chung, ngỗng mang hình dáng khác nhau tùy theo đặc điểm nơi chúng sinh sống. Về thức ăn và tập tính của chúng khá đặc biệt so với những loài khác:
Thức ăn của con ngỗng
Ngỗng là động vật khá phàm ăn, nên các loại thức ăn mà chúng sử dụng vô cùng đa dạng, có thể là các loại rau, bèo, củ quả hay những loại hạt như ngô, lúa…Vậy nên chúng khá dễ chăm sóc so với những loài gia cầm khác, khả năng phát triển của chúng rất nhanh.
Ngỗng còn được xem là “máy xén cỏ, chúng ăn cỏ rất tốt và mạnh hơn cả bò, dù có là cỏ non hay già chúng đều tiêu thụ. Trung bình sau khoảng hơn 10 tuần, con ngỗng có thể tăng trọng lượng gấp hơn 40 lần so với khi chúng vừa nở ra, vậy nên chúng có khả năng mang đến hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Tập tính của con ngỗng
Ngỗng được đánh giá là khá thông minh, chúng có thể tự ghi nhớ đường về nhà sau vài lần quen. Ngỗng đặc biệt thích những loại rau mềm, điển hình như các loại rau cải, xà lách hay rau diếp…Chúng thường không có tập tính kiếm ăn như những loài gia cầm khác, do vậy khi ngỗng xuống nước, thời gian của chúng chủ yếu chỉ dành để bơi lội.
Sau khi con ngỗng đã ăn no, chúng thường xuống ao hồ để tắm rửa, rồi sau đó vệ sinh bộ lông của mình thật sạch rồi đi nghỉ ngơi ở những nơi có bóng mát. Khi nhiệt độ lạnh, vì có thân nhiệt khá kém nên những con ngỗng thường nằm sát nhau để tăng cường nhiệt độ. Đặc biệt, ngỗng có khả năng “giữ nhà cừ khôi”, với bản tính khá hung dữ nên nếu như bất cứ cái gì, động vật lạ, người lạ xuất hiện chúng sẽ tấn công và rượt đuổi.
Đặc điểm sinh sản của ngỗng
Đến mùa sinh sản, ngỗng sẽ di chuyển đến các ao hồ để bơi lội rồi giao phối, sau đó ngỗng cái sẽ lên bờ để đẻ trứng. Chúng sẽ giao phối và sinh sản ở khoảng thời gian nhất định, thường là rơi vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này, trung bình con ngỗng cái có thể sinh sản được 3 lứa.
Trong 3 lứa trứng đó, thông thường ở lứa trứng thứ 2 sẽ chất lượng nhất. Sau 210 – 250 ngày tuổi, ngỗng bước vào giai đoạn có thể giao phối và đẻ trứng. Nhưng thực chất, về độ tuổi trưởng thành của con ngỗng phải mất đến 2 năm.
Những giống ngỗng cho năng suất cao nên chăn nuôi
Hiện nay, có nhiều giống ngỗng khác nhau, dưới đây là một số giống ngỗng điển hình có năng suất cao”
- Ngỗng Rheinland: Đây là giống ngỗng bắt nguồn từ Đức tại vùng Rheinland, con ngỗng thường có màu lông trắng muốt.
- Ngỗng Hunggary: Đây là giống ngỗng được lai tạo từ vùng địa phương với giống ngỗng sư tử từ đất nước Trung Quốc. Màu lông của những con ngỗng này có cả màu trắng và xám, thường nuôi để lấy gan làm pate và nhiều thực phẩm thơm ngon khác.
- Ngỗng cỏ: Đây là loài rất phổ biến tại Việt Nam, được nuôi nhiều tại các vùng trung du và các khu vực ở đồng bằng. Con ngỗng có màu xám hoặc là trắng, chúng có khả năng chống chịu tốt, kháng bệnh cao và rất tạp ăn, dễ nuôi.
- Ngỗng xám: Lai giữa ngỗng cỏ với một số dòng khác như ngỗng Rheinland hay Trung Quốc. Chúng có đặc điểm đó là màu lông xám xem phần loang trắng ở cổ đến bụng. Đặc biệt là chân và mỏ của những con ngỗng nay có màu xám, mỏ có thêm đốm trắng.
- Ngỗng Trung Quốc: Đây là giống ngỗng có nguồn gốc từ Miền Bắc của Trung Quốc và khu vực Xiberi. Chúng có tầm vóc lớn, hơi dữ tợn, phần lông màu xám, mỏ có màu đen, màu cũng có màu đen. Phần cổ có đặc trưng là yếm da, thân dài, ngực dài và hơi hẹp, khung xương lớn.
Cách chăn nuôi con ngỗng
Khi chăn nuôi ngỗng, bạn cần chọn con ngỗng nhỏ có phần lông bông lên dáng vẻ nhanh nhẹn, đôi mắt sáng, phần lông tơ màu vàng. Kích thước trung bình của chúng đạt khoảng 100g, không nên chọn những con bị hở rốn. Những ngày đầu, con ngỗng còn lạ, cần phải lưu ý về điều kiện sống của chúng, đặc biệt là về nhiệt độ. Nên dùng bóng điện, lò sưởi để giữ ấm cho chúng vào buổi đêm hoặc trong mùa đông nhiệt độ xuống thấp.
Nếu như thấy ngỗng đang nằm sát nhau hoặc là đè lên nhau đồng nghĩa với việc chúng đang cảm thấy lạnh. Người chăn nuôi nên che chắn chuồng cẩn thận, đồng thời tăng nhiệt độ để chúng có thể hoạt động bình thường. Khoảng chừng 10-11 tuần tuổi là có thể xuất chuồng được và bán lấy thịt, nếu như giao phối là sau khoảng 30 tuần.
Trong quá trình nuôi con ngỗng, cần lưu ý một số loại bệnh như phó thương hàn, huyết trùng…Chuồng trại nên quây lại, dùng máng quây riêng biệt và độn thêm trong chuồng mùn cưa, trấu rơm… nên vệ sinh và thay mới thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm:
- Đất nào giữ nước tốt và phù hợp với các loại cây trồng?
- Điều kiện để sâu bệnh phát triển thành dịch – cách phòng?
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin về con ngỗng, đặc tính và sinh sản của chúng. Nuôi ngỗng đem đến lợi nhuận kinh tế cao cho người dân, cần có biện pháp chăn nuôi hiệu quả để nâng cao giá trị kinh tế.