Chiết cành phương pháp mà ai cũng cần biết khi muốn nhân giống cây trồng. Đa số những người mới bắt đầu việc trồng trọt thường gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn từ việc chăm sóc, dưỡng cây. Bên cạnh các công việc đơn giản ấy còn có thêm nhiều kỹ thuật nâng cao đòi hỏi kinh nghiệm và sự am hiểu của người trồng cây.
Vậy kỹ thuật chiết cành là gì?
Kỹ thuật chiết cành trong trồng trọt được xem là một hình thức nhân giống mọi loại cây thường là cây cảnh hoặc cây ăn quả giúp cây được nhân giống vẫn giữ nguyên toàn bộ đặc tính di truyền của cây gốc. Cây được nhân giống lớn mạnh, phát triển nhanh, thân cây vừa phải, do còn nhỏ nên dễ chăm sóc, tạo ra thêm nhiều lợi ích cho việc ra quả thu hoạch đạt hiệu quả sớm và cao hơn
Do đó kỹ thuật chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính dễ dàng, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng nhưng có nhiều ưu điểm giúp cây nhân giống có tỷ lệ sống cao, giúp cho việc nhân giống dễ dàng ở các quy mô vườn nhỏ, thuận lợi trong việc di chuyển quan trọng nhất là tạo ra một giống mới với tỷ lệ cao nhưng lại đơn giản.
Nhưng không phải ai cũng biết thực hiện kỹ thuật đúng dù khá dễ và không tốn quá nhiều thời gian. Chiết cành cần phải thực hiện một cách chính xác nhất mới đem lại hiệu quả trồng trọt như mong muốn.
Bên cạnh đó việc kỹ thuật này vẫn đòi hỏi sự khéo tay và may mắn của người chủ vườn, vẫn còn bị hạn chế một số việc như thân cây yếu, mau già do phát triển nhanh hơn cây gốc gây thiệt hại cho cây nếu như thực hiện việc chiết cành không đúng cách do thiếu kinh nghiệm, và nó còn ảnh hưởng đến cây gốc. Cho nên bạn phải xem và theo dõi kỹ càng về kỹ thuật này.
Lưu ý trong việc chọn cây và cành
Bạn nên chọn cây đã cho ta thu hoạch được hơn 3 mùa trở lên để ta biết được chất lượng cây đó cho ra quả tốt hay không. Cũng như lựa những cây khỏe mạnh cho ra nhiều thành quả là những cây có gen tốt giúp việc chiết cành được diễn ra thuận lợi hơn. Không nên lựa cây quá già để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và tỷ lệ di truyền có mức thấp.
Khi chiết cành cần chọn cành không nên lựa cành yếu, cành có tuổi đời lớn, những cành ở trên tầng cao gần ngọn, cành có biểu hiện bị sâu phá hoại. Nên lựa cành ở khoảng giữa của cây những cành có vị trí đón nắng tốt, những cành khỏe mạnh to chắc.
Kỹ thuật chiết cành gồm những gì?
Kỹ thuật chiết cành tuy không quá khó và được biết đến là kỹ thuật khá đơn giản dễ dàng thực hiện. Nhưng nếu bạn là người mới bắt tay vào làm và không được hướng dẫn rõ từng bước trong việc chiết thì khó tránh khỏi việc thất bại và tỷ lệ nhân giống đạt hiệu quả thấp đôi khi là nhận lại là con số không. Cho nên các bước để thực hiện kỹ thuật này sao cho đúng sẽ được tóm gọn dưới đây:
Bước một là khoanh vỏ cây
Cần một vật sắc bén như dao để thực hiện việc cắt chiết cành dễ dàng hơn. Ta dùng dao khoanh một lỗ và sau đó bóc vỏ nơi bạn khoanh tròn trên cành chiết sao cho giữa chúng có một khoảng trống từ 3cm trở lên quà đừng quá 6cm. Nên chọn vị trí xa gốc cành tầm 10cm trở lên để thực hiện việc trên.
Tiếp tục là dùng dao loại bỏ toàn bộ lớp chất nhầy trên mặt cành cây để lớp tế bào tượng tầng được loại bỏ hoàn toàn sau đó dùng khăn sạch lau lại chỗ mình vừa làm xong. Nếu bạn không khéo tay hoặc là người mới sợ làm hư cành thì có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng được sản xuất nhằm đáp ứng công việc chiết cành giúp việc này diễn ra dễ dàng hơn.
Bước hai là chuẩn bị đất trước khi chiết cành
Tiếp theo là để sẵn một mớ đất để bó bầu cho chỗ chiết cành. Nên sử dụng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô để đạt hiệu quả tốt. Ta làm nhỏ đất đã chuẩn bị sẵn rồi lấy phân chuồng hoai mục trộn chúng với nhau cho thật đều, trấu bổi hay rơm rạ, rễ bèo tây…
Nên trộn những thành phần trên theo tỷ lệ 2 phần 3 đất và 1 phần 3 những thành phần bên trên và nên đảm bảo độ ẩm bão hoà ở mức 70& nếu không đủ thì ta nên làm ẩm để đạt được độ ẩm yêu cầu ( làm sau cho đất có độ kết dính tốt nhưng khi đè không có dung dịch chảy ra là đạt )
Bước ba quan trọng chiết cành
Lựa ngày trời đẹp nắng tốt không mưa để thực hiện, vẫn thực hiện như khoanh vỏ nhưng không vô tới phần gỗ như trên. Nên thực hiện vào lúc sáng sớm, mỗi loại cây sẽ khoảng thời gian phơi nắng trước khi bó bầu nhất định khác nhau.
Cụ thể là các giống cây có mũ nhiều thì phải phơi nắng với thời gian hơn đa số là một tuần rồi mới thực hiện bó bầu ngược lại loại không nhiều nhựa mủ thì có thời gian phơi nắng ngắn ngày hơn thường là nửa tuần rồi mới thực hiện.
Để thực hiện bó bầu cần các vật dụng và thành phần như là đất đã bó bầu sẵn, dây dùng để bó đất cột và cố định bó bầu, giấy nilon để trải đựng đất bó và nhiều thứ khác. Thực hiện bó bầu theo trình tự sau trải đất đang có tạo ra một lớp mỏng mịn đều vừa đủ để bó nơi chiết cành rồi dùng giấy cuốn vòng quanh bầu đất cuối cùng là lấy dây cột chặt 2 đầu túi không cho đất rơi ra hoặc bầu đất bị xoay lung lay.
Bước bốn cắt cành cần chiết
Sau khoảng thời gian 40 ngày trở đi kể từ khi chiết cành, tùy theo nhu cầu và loại cây mình chiết, chỉ cần thấy đã có mọc rễ. Xem màu của rễ có chuyển đổi khác màu lúc ban đầu thì có thể cắt cành mà mình chiết đem cấm vào đất vườn
Bước cuối cùng trong chiết cành là hạ bầu
Để thực hiện việc hạ bầu chiết nên tỉa bớt một số lá già úa, lá có dấu hiệu bị sâu ăn và ít lá non mới mọc để đảm bảo cây đủ chất dinh dưỡng. Nên đảm bảo không gian giâm đạt tiêu chuẩn và không nên giâm quá gần với số lượng lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ mầm do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Khi nhổ để đem đi trồng dễ chết và hư hỏng do yếu. Tháo bỏ lớp giấy bó bên ngoài trước khi hạ bầu, để lắp hạ bầu ta dùng đất màu và với khoảng cách cách cổ của bầu 3 đến 5cm, cung cấp nhiều nước nên và tưới 2 lần trong ngày.
Không nên cho cây tiếp xúc nhiều với ánh nắng giữ ở mức 50% ánh sáng trời. Sau khi thực hiện vào khoảng ngày thứ 5 trở lên thì bạn nên tưới nước cách ngày thay vì mỗi ngày mỗi tưới và chỉ tưới 1 lần nhiều hay ít tùy theo độ ẩm đang có.
Lợi ích từ việc chiết cành
Tạo ra giống cây mới bằng cách nhân giống chiết cành đơn giản. Đây là phương pháp nhân giống vô tính không phức tạp hay cần kinh phí cao để thực hiện phù hợp cho các người mới thiếu kinh nghiệm với những người tự trồng vườn có sở thích chăm cây. Bên cạnh đó nó còn giúp cho cành ra rễ nhanh ngay trên cây trước khi rồi đem trồng như cây mới. Rễ phụ của cây ra với tốc độ chậm.
Có thể bạn quan tâm:
- Con ngan và những món ngon được chế biến từ ngan
- Con ngỗng – Đặc điểm sinh học, tập tính và cách chăm sóc
Tổng kết
Chiết cành là một kỹ thuật không quá mới cũng không quá cũ trong việc nhân giống cây. Mặc dù hiện nay đã có nhiều phương pháp nhân giống cây tân tiến và tối ưu hơn. Những phương pháp này vẫn giữ được nét truyền thống của người nông dân và những người thích thực hiện thủ công các phương pháp nhân giống.