Cách trồng hành lá là từ khóa được nhiều người tìm kiếm để lựa chọn được những phương pháp trồng hành phù hợp. Hành lá hẳn không còn xa lạ gì với người Việt Nam, khi đây là một loại rau, một thành phần không thể thiếu trong những bữa cơm của người Việt, làm tăng thêm hương vị của món ăn.
Đôi nét thông tin sơ qua về hành lá
Hành lá hẳn đã là một loại rau gia vị không thể thiếu để làm đặc sắc và tăng thêm phần thơm ngon cho các món ăn. Hầu như trong mọi bữa cơm của người Việt là không thể thiếu sự góp mặt của hành lá, và cây hành cũng có thể được trồng quanh năm để phục vụ nhu cầu của chị em nội trợ.
Bên cạnh mục đích chính là làm thực phẩm để chế biến món ăn, hành lá cũng được nhiều người trồng để làm cảnh, đặc biệt là với cách trồng hành lá thủy canh. Với nhiều công dụng thú vị như vậy, còn chờ gì mà không bắt tay vào tự trồng hành lá tại nhà ngay thôi nào.
Cách trồng hành lá và những kĩ thuật chung
Cách trồng hành lá là rất đơn giản, không có gì khó khăn trong việc chuẩn bị vật liệu cũng như tiến hành trồng và bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Nếu chỉ có sân vườn nhỏ thì bạn có thể trồng hành lá trong chậu, chai, thùng xốp, diện tích lớn hơn thì có thể trồng xen vụ, thâm canh với số lượng lớn.
Chú ý về đất trồng hành nếu sử dụng phương pháp trồng trong chậu, thùng xốp hoặc ngoài vườn. Hành lá không quá kén đất, bạn có thể trồng chúng trên các loại đất thịt, đất sét pha thịt tơi xốp để đảm bảo có đủ dinh dưỡng cho hành phát triển. Từ loại đất mà có thể chọn bón phân và tưới nước thích hợp.
Hiện có trên thị trường có hai giống hành phổ biến để bạn lựa chọn trồng và hành gốc tím và hành gốc trắng. Mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau với những ưu điểm riêng, tuy nhiên các nhà làm nông thường ưu ái hành tím hơn bởi tỉ lệ trồng thành công cao, năng suất tốt mà lại ít sâu bệnh.
Các cách trồng hành lá phổ biến hiện nay
Để có được một vườn hành lá cả nhà ăn không hết, có rất nhiều phương pháp, cách trồng với kĩ thuật và nguyên liệu vô cùng đơn giản để bạn lựa chọn. Ba cách trồng hành lá chính được nhiều người vận dụng và thành công là trồng hành từ hạt giống, từ củ và dùng phương pháp thủy canh. Cùng tìm hiểu kĩ về ba cách trồng này nhé.
Cách trồng hành lá từ hạt giống
Với phương pháp trồng hành lá từ hạt giống hành, bạn cần phải biết chọn hạt giống hành có chất lượng tốt từ những nơi uy tín để đảm bảo cây hành của mình sẽ phát triển. Ngoài đất trồng và khay trồng hoặc thùng xốp, nếu bạn trồng hành trên vườn thì cần thêm cả dụng cụ làm vườn.
Trước khi đem hạt giống hành ra trồng, bạn cần phải ngâm chúng trong nước ấm khoảng 3 – 6 giờ, sau đấy loại bỏ những hạt sâu, hạt lép. Làm khô phần còn lại và để ủ trong vải nửa đến một ngày cho hạt nứt ra rồi đem trồng.
Gieo hạt hành đều lên mặt đất, sau đó bạn cần phải phủ thêm một lớp đất mỏng lên phía trên hoặc dùng trấu, rơm rạ như cách nhà nông. Tiến hành tưới ẩm để cây hành nhanh nảy mầm. Mỗi ngày tưới nước ngày hai lần cho đến khi có thể thu hoạch được cây hành lá.
Cách trồng hành lá bằng củ
Trồng hành lá bằng củ thì bạn có thể trồng chúng trong chậu để ăn quanh năm. Đây cũng là cách làm truyền thống và phổ biến được các nông dân lựa chọn từ xưa đến nay. Với cách làm đơn giản, dễ hiểu, vật dụng dễ kiếm, bạn có thể bắt tay vào trồng hành lá bằng củ ngay và luôn.
Dụng cụ bạn phải chuẩn bị đương nhiên là sẽ có củ hành tím, chậu trồng cây có sẵn đất mùn và dao. Với củ hành tím, bạn dùng dao để cắt bỏ phần ngọn bên trên, điều này sẽ giúp cho hành phát triển nhanh hơn. Đặt phần củ hành vào chậu đất tơi xốp đã được tưới ẩm sao cho một nửa củ hành nằm trong đất.
Sau đó bạn chỉ cần tưới nước cho hành 2 lần một ngày và chờ đợi thành quả. Nếu muốn tiếp tục trồng như vậy thì khi thu hoạch, bạn sẽ chỉ lấy phần lá và để củ ở đấy để nó tiếp tục phát triển những lần tiếp theo.
Cách trồng hành lá bằng phương pháp thủy canh
Bên cạnh hai cách trồng hành lá truyền thống bằng đất kể trên, hiện nay việc trồng hành lá bằng phương pháp thủy canh được nhiều người ưa chuộng bởi sự nhanh chóng, tiện lợi của chúng. Một số ưu điểm có thể kể đến khi trồng hành lá thủy canh như:
- Tiết kiệm được diện tích đất trồng.
- Hạn chế sự ô nhiễm từ môi trường bên ngoài, có nguồn thực phẩm sạch.
- Thời gian chăm sóc và thu hoạch cũng được thu ngắn lại.
Khi tiến hành trồng hành lá bằng nước, bạn nên giữ lại phần gốc hành là đoạn trắng dài khoảng 5cm và còn thừa cả rễ từ những cây hành đã có từ trước. Chú ý là phần lá xanh ở trên phải được cắt đi và có thể dùng vào mục đích khác. Chuẩn bị thêm cốc thủy tinh và nước sạch là bạn có thể bắt tay vào thực hiện rồi.
Phần gốc hành rửa sạch đất cát rồi đặt vào trong cốc và đổ nước ngập qua phần rễ, phần trên phải để hở để hành phát triển. Để cốc ở nơi râm mát và thay nước đều đặn từ 1 đến 2 lần. Sau khoảng 5 – 7 ngày, bạn sẽ thu hoạch được phần lá hành bằng cách dùng dao hoặc kéo để cắt, phần dưới vẫn giữ nguyên để hành tiếp tục mọc ra,
Cách này cũng có thể sử dụng củ hành tím hoặc củ hành tây có rễ và thay thế cốc nước bằng chai nước. Đặt củ hành lên miệng chai để chỉ có phần rễ trong nước và tiến hành chăm sóc như trên.
Chăm sóc cho hành lá sau khi vun trồng và thu hoạch
Với mọi cách trồng hành lá được hướng dẫn ở trên, đều có những nguyên tắc chung để chăm sóc cho cây hành lá của bạn và thu hoạch đúng cách. Chỉ cần tuân theo đúng những nguyên tắc này, bạn sẽ nhanh chóng gặt hái được thành quả gieo trồng hành lá của mình.
Khi bắt đầu trồng hành lá, nên chọn những bụi hành lớn hoặc những củ chắc mình, không bị sâu hay thối. Nếu muốn hành ra năng suất hơn thì bạn nên lựa thời điểm trồng hành vào những ngày thời tiết nắng nóng, điều kiện phù hợp sẽ giúp hành phát triển nhanh hơn.
Trong quá trình hành phát triển, nếu trồng trên đất bạn cần tiến hành cắt tỉa bỏ những lá hành già, lá sâu bệnh, đồng thời tiến hành dọn cỏ xung quanh khu đất trồng hành. Việc tưới nước cũng rất cần thiết, mỗi ngày bạn tưới 1 – 2 lần nước để đảm bảo cung cấp đủ cho cây.
Với cách chăm sóc như trên, chỉ cần trồng hành lá từ 1 đến 2 tháng rưỡi là bạn có thể thu hoạch được thành phẩm của mình. Nếu có phun thuốc bảo vệ thực vật cho hành trong quá trình chăm sóc cây, bạn nên dừng từ 15 – 20 ngày trước ngày thu hoạch để đảm bảo thu được những cây hành sạch, đảm bảo cho người sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây lúa nước biểu tượng gắn liền với đất nước Việt Nam
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng với kinh tế
Tổng kết
Với các cách trồng hành lá mà bài viết đã trình bày chi tiết đến bạn ở trên, hi vọng bạn đã tìm được và nắm vững cho mình một phương pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện mà mình có. Mỗi cách trồng đều yêu cầu kỹ thuật khác nhau, chỉ cần bạn thực hiện đúng và chăm sóc chúng hàng ngày thì sẽ nhanh có được những cây hành sạch tự trồng cho gia đình ngay thôi.