Nuôi gà Hồ từ đến nay đều được coi là bí quyết làm giàu của các hộ nông dân bởi chúng thuộc giống gà khá quý hiếm nên đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vậy kỹ thuật nuôi gà hồ đúng cách ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Kỹ thuật nuôi gà Hồ đúng cách
Để nuôi gà Hồ hiệu quả nhất, cách tốt nhất là có thể nuôi chúng theo hình thức thả vườn. Tuy nhiên, hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường có nhiều nông hộ nuôi gà theo hướng công nghiệp hoặc bán chăn thả.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách chọn giống gà hồ thuần chủng chi tiết
- Gà Hồ – Cách chọn giống và chăm sóc để đạt năng suất cao
- Ý nghĩa của gà Hồ và câu chuyện xoay quanh loài vật này
Trong thực tế, kỹ thuật nuôi gà Hồ không khác mấy so với kỹ thuật nuôi các loại gà khác, quan trọng nhất là chú ý đến khâu làm chuồng. Sau đây là một số vấn đề bà con cần lưu ý và tham khảo:
Chuẩn bị chuồng trại nuôi gà Hồ
Để thiết kế chuồng trại nuôi gà Hồ ta cần chọn nơi cao ráo, thoáng mát, xa khu dân cư, tránh khu vực ô nhiễm môi trường để nuôi. Tuy nhiên, nuôi gà Hồ theo phương pháp công nghiệp hay bán chăn thả thì cách thiết kế lại có một số điểm khác nhau cần lưu ý như:
– Nuôi gà Hồ theo phương pháp công nghiệp:
+ Nếu bà con chọn mô hình này để nuôi gà Hồ thì bà con cần đóng các ô chuồng với diện tích 2 – 3m2, rải thêm trấu khô, dăm bào hoặc rơm, cỏ khô sạch cắt ngắn dày khoảng ≥ 5cm để làm đệm; hoặc đóng khung bằng tre, gỗ, nứa hay sắt cách nền tầm 40 – 70cm cho phân rơi xuống đất.
+ Đồng thời, nền chuồng gà cần có hệ thống thoát nước tốt, thành chuồng có lưới che và dễ dàng lắp đặt hệ thống điện để sưởi ấm cho gà con.
+ Ngoài ra, nếu nuôi gà Hồ đẻ thì ổ đẻ là lồng nuôi gà (gà đẻ xong, trứng sẽ lăn ra ngoài).
– Nuôi gà Hồ theo phương pháp bán chăn thả:
+ Nếu nuôi theo cách này thì bà con có thể thiết kế mặt trước của chuồng hướng về hướng Đông Nam để gà đón ánh nắng vào buổi sáng và chuồng trại được khô thoáng, sàn chuồng làm tương tự như trên.
+ Xung quanh chuồng căng rào sao cho có các lỗ thưa để đảm bảo độ thoáng gió. Những ngày nắng ráo, để gà đi lại tự do trong sân vườn hoặc bãi thả, tối mới dồn vào chuồng. Tốt nhất là nên xây dựng từ 2-4 bãi thả để luân phiên, mật độ gà trong bãi thả khoảng 1-5m2/ con.
+ Bên cạnh đó, do gà Hồ cũng thích đậu trên giàn nên bà con có thể tạo thêm một số giàn đậu bằng tre hoặc gỗ cách nhau 0,3m. Nếu nuôi gà Hồ đẻ thì phải làm ổ đẻ bằng thúng/thùng/hộp hoặc chuồng đẻ riêng, đặt nơi tối, khuất bóng gà trống hoặc con mái khác.
Về vệ sinh chuồng trại: ta cần phun chất sát trùng lên toàn bộ khu vực từ nền, máng, lồng, các vật dụng chăn nuôi định kỳ bằng Bencid 200 hay Iodine. Sau đó bỏ trống 1 tuần để khu vực sát khuẩn ổn định lại. Rửa sạch máng ăn uống 2 lần/ngày để tránh vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo chuồng luôn thoáng mát, sạch sẽ.
Chuẩn bị máng ăn, máng uống nuôi gà Hồ
– Về máng ăn: Gà con từ 15 ngày tuổi trở nên bà con có thể cho ăn bằng máng treo và treo máng ở độ cao phù hợp để tránh gà nhảy vào máng ăn. Với gà ít ngày tuổi hơn, bà con có thể làm theo cách sau: gà 1-3 ngày tuổi, rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm; cho gà 4-14 ngày tuổi ăn bằng khay hoặc máng. Với gà nuôi thả hoặc bán thả, bà con đặt thêm một số máng cát sỏi nhỏ giúp cho gà dễ tiêu hóa thức ăn và cung cấp thêm cho chúng một lượng chất khoáng nhất định.
– Về máng uống nước: ta có thể sử dụng loại máng uống 1,5 lít tốt hơn, vì gà con không nhảy vào máng và thuận lợi hơn. Vị trí đặt chụp nước có khoảng cách thích hợp với khay ăn để thuận tiện cho gà uống nước. Hàng ngày thay nước 2 – 3 lần để nước không bị ôi chua khi thức ăn lẫn vào.
– Máng ăn và máng uống phải được phân bố đều để đảm bảo gà có thể ăn và uống nước. Đồng thời cũng cần vệ sinh, sát khuẩn định kì để đảm bảo sức khỏe cho gà.
Thức ăn nuôi gà Hồ
Đầu tiên, đối với gà Hồ con ta cần cho gà uống đầy đủ nước có hoà Glucose và Vitamin C để bổ sung dinh dưỡng và sức đề kháng bằng cách trộn chúng với nước uống theo tỷ lệ trên hướng dẫn sử dụng.
Sau đó khoảng 3 giờ thì thay máng nước lọc sạch sẽ và cho gà uống nước trong vòng 2-4 giờ đầu sau đó mới đổ cám chuyên dụng cho gà con tập ăn. Một ngày bà con cho gà ăn từ 5 – 6 lần để kích thích gà ăn nhiều, đổ thức ăn dày khoảng 0.5 – 1cm vì gà con vừa ăn vừa bới, đổ nhiều sẽ lãng phí, hơn nữa lại khiến thức ăn để lâu dễ ôi thiu kém chất lượng.
Sau tuần đầu tiên, gà con có thể cho gà ăn tấm hoặc ngô kết hợp với rau xanh xay nhuyễn để kích thích gà ăn nhiều. Lúc này, bà con giảm tần suất cho ăn còn 3 – 4 lần/ngày.
Bà con có thể tham khảo số công thức phối trộn thức ăn khi nuôi gà Hồ qua bảng dưới đây:
Một số công thức phối trộn thức ăn để nuôi gà Hồ nhanh lớn:
Nguyên liệu | Gà đẻ trứng (%) | Gà thịt (%) | Gà dò (%) |
Bột bắp | 45 | 50 | 40 |
Cám gạo | 20 | 28 | 20 |
Tấm gạo | 8 | 5 | 10 |
Bột cá | 7 | 10 | 5 |
Bánh dầu | 10 | 5 | 5 |
Mày đậu xanh | 7 | 10 | |
Bột xương | 0.5 | 0.5 | 8 |
Bột sò | 2 | 1 | 1 |
Muối bọt | 0.55 | 0.5 | 0.5 |
Tổng | 100 | 100 | 100 |
Bên cạnh việc chăn nuôi bằng các loại thức ăn thì khi gà đã lớn hơn 1 chút có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như:
-> Bcomplex: Giúp gà tăng tính thèm ăn, tăng cường trao đổi chất giúp vật nuôi ăn khỏe, tăng trọng nhanh, mau lớn, nặng cân. Đồng thời, tăng sức đề kháng, phục hồi nhanh cơ thể khi bị giảm ăn hoặc mắc bệnh.
-> Gluco K+C: Giúp gà nâng cao thể trạng cho vật nuôi khi thời tiết nắng nóng, giúp giải nhiệt cho gia súc, gia cầm. Đồng thời tăng cường sức chống chịu, sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết nóng, sốc nhiệt
-> Vitamin C15: Giúp gà tăng cảm giác thèm ăn, ngon miệng, kích thích khả năng tiêu hóa, bổ sung năng lượng và nâng cao sức đề kháng.
-> Hnf – VITAGROW: Đây là sự kết hợp giữa các vitamin, acid amin và enzyme giúp gà khỏe mạnh, bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, hay ăn chóng lớn, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, nó giúp bổ sung dinh dưỡng giúp giảm còi cọc, giúp gà mau lớn.
Phòng bệnh khi nuôi gà Hồ
Có thể bạn quan tâm:
- Gà ri: Đặc điểm và những lưu ý cần biết khi nuôi gà này
- Gà ác: Đặc điểm và nguồn dinh dưỡng đối với con người
Phòng bệnh là một vấn đề rất quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà Hồ nói riêng bởi nếu việc phòng bệnh tốt sẽ hạn chế được khả năng bệnh tật của gà, giảm tỉ lệ loại thải và giúp gà tăng trọng nhanh.
Để phòng bệnh tốt, trước hết ta cần:
– Giữ vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ, máng ăn ,máng uống sạch sẽ hàng ngày.
– Phải luôn giữ cho nền chuồng khô ráo
– Hạn chế nguồn lan truyền bệnh như chuột, chim…….
– Thực hiện nuôi gà “cùng vào cùng ra”
Trên đây là toàn bộ những điều cần biết khi nuôi gà Hồ. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp mọi người có thêm kiến thức và giải quyết được tình trạng gặp phải trong chăn nuôi.
Tổng hợp: nongnghiep365.net