Rau mầm – một món ăn phổ biến có trong các bữa ăn hằng ngày. Loại rau này được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao và thời gian trồng thu hoạch nhanh chóng. Thông tin bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về loại rau này cũng như những công dụng đối với sức khỏe con người.
Đôi nét về rau mầm
Rau mầm là một loại rau non, có kích thước nhỏ và sống trong môi trường không cần đất. Loại rau này nảy mầm và tạo hai lá bởi nguồn dinh dưỡng từ hạt. Khi cung cấp đủ độ ẩm rau sẽ phát triển lớn lên từng ngày và nhanh chóng thu hoạch sau đó.
Mầm cây con này có một lợi thế rất dễ trồng và có nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe con người. Rau nảy mầm có chứa hàm lượng vitamin, đạm, chất khoáng cùng với nhiều thành phần khác. Đặc điểm của loại rau này là mềm, mọng nước và có thể thu hoặc sử dụng cả thân, rễ, lá. Đa phần mầm non có vị ngọt cũng có vị cay nồng tùy vào từng giống cây.
Mặc dù vậy, bạn cần phải biết chọn lựa loại rau mầm sạch để sử dụng, bởi không phải loại nào cũng an toàn và có công dụng tuyệt vời.Điều quan trọng là bạn sẽ phải biết cách lựa chọn cũng như chế biến. Thậm chí nếu ăn phải rau mầm không rõ nguồn gốc, trồng không sạch sẽ gây ngộ độc ảnh hưởng sức khỏe.
Rau mầm mang lại lợi ích gì?
Hiện nay, rau mầm đang được sử dụng rộng rãi trong thực đơn các bữa ăn hằng ngày. Bởi loại rau này có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, lại hợp với khẩu vị của nhiều người hơn nữa những lợi ích mà nó mang đến cho sức khỏe đã được công nhận.
Ổn định đường trong máu
Theo các nhà khoa học đã cho thấy, loại rau mầm có hàm lượng chất chống oxy hoá. Hoạt chất sulforaphane sẽ giúp lượng insulin trong cơ thể được kiểm soát, giảm xuống giúp ổn định đường huyết, từ đó tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường và phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Hàm lượng chất xơ có trong mầm non cũng được nghiên cứu tốt cho hệ tiêu hoá, giúp nhu ruột hoạt động khỏe mạnh. Nhờ đó, dạ dày co bóp tốt, thức ăn được tiêu hoá nhanh chóng cho cơ thể khỏe mạnh bình thường.
Phòng ngừa ung thư
Loại mần non này có tính kiềm cao nên có khả năng ngăn ngừa lại hàm lượng axit sản sinh trong cơ thể. Hơn thế, trong các loại rau mầm đều có hàm lượng glucosinolates có chữa lưu huỳnh mang đến công dụng thần kỳ cho sức khỏe. Khi ăn rau mầm giúp cơ thể sản sinh ra các kháng nguyên có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Kích thích mọc tóc
Trong rau mầm có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào nhiều hơn các loại hoa quả nên có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn tóc rụng. Đồng thời sẽ giúp tóc mọc nhiều hơn, nhanh tốt hơn.
Làm đẹp da
Hàm lượng vitamin C có trong loại rau này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da khỏi các tác động của môi trường. Những tế bào tự do gây hại cho làn da sẽ bị tiêu diệt từ đó mang tới làn da khỏe đẹp, mịn màng.Hơn nữa, hàm lượng vitamin E có trong rau mầm cũng có tác dụng tăng cường độ đàn hồi cho da, giúp da trẻ hóa, ngăn ngừa quá trình lão hoá da.
Điểm danh một số loại rau mầm nên dùng
Hiện nay, có rất nhiều loại rau mầm được trồng để phục vụ nhu cầu ăn uống. Điểm qua một vài loại cơ bản với những dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe con người.
Mầm họ cải
Đây là một loại rau mầm có chứa hàm lượng chất xơ cao gấp 5 lần so với nhiều loại rau khác. Loại rau này có cung cấp đầy đủ các loại vitamin A, C, D, thành phần canxi, sắt rất có lợi cho sức khỏe. Loại rau này sẽ có vị hơi hăng, hợp khẩu vị nhiều người và tiêu hoá tốt. Bạn có thể dễ dàng chế biến mầm từ họ cải thành món ăn sống rất ngon.
Một số số loại mầm cải như cải xanh, cải thìa, cải ngọt,… loại rau này không khó để trồng và chăm sóc. Hơn nữa, bạn có thể thu hoạch thành phẩm chỉ trong vòng một tuần.
Rau mầm củ cải trắng
Loại mần này có chứa hàm lượng vitamin E mang đến công dụng tuyệt vời cho làn da của bạn, da sẽ đẹp lên, ngăn ngừa tình trạng lão hoá nếu như sử dụng thường xuyên. Bên cạnh đó, thành phần vitamin A, D sẽ mang đến công dụng tuyệt vời cho thị giác, giúp thư giãn cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Món mầm này có thể chế biến thành món xào, salad trộn hay ăn lâu đều rất ngon.
Mầm súp lơ
Mầm bông cải xanh chữa hàm lượng dinh dưỡng cực cao, gấp 30 lần so với loại rau súp lơ bình thường. Mầm giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng làm đẹp, ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
Rau mầm đậu xanh
Mầm đậu xanh được sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày và người ta cũng chọn loại giống này để trồng. Trong rau mầm này có nhiều vitamin C, E có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chăm sóc làn da của bạn. Loại mầm này có thể trồng và thu hoạch trong thời gian 3 đến 5 ngày.
Mầm đậu tương
Loại mầm này được giới chuyên gia đánh giá rất giàu vitamin nhóm B, C, E có công dụng trong việc bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp. Trong mầm đậu này còn mang tới công dụng giúp chị em giữ gìn sắc xuân giúp da luôn tươi trẻ và hạn chế lão hóa, ngăn ngừa các nếp nhăn, khô da, tàn nhang…
Mầm đậu Hà Lan
Loại rau mầm mới được sử dụng và trồng trong thời gian gần đây. Mầm rau này có nhiều vitamin E mang đến công dụng thanh nhiệt, giải độc và có tác dụng chăm sóc, bảo vệ làn da của bạn. Tuy nhiên, cách trồng mầm đậu này khá khác biệt, ưu tiên trồng bằng viên đất nung.
Rau mầm đậu đỏ, đen
Loại rau mang tới nhiều lợi ích khi có chứa nhiều thành phần như khoáng chất, giàu chất chống oxy hoá, chất xơ, canxi và vitamin E. Bổ sung loại rau này sẽ giúp thanh nhiệt, tốt cho hệ tiêu hoá và cải thiện tình trạng táo bón.Cách trồng loại rau này rất đơn giản giống như bạn trồng với rau đậu xanh chỉ trong thời gian 5 đến 7 ngày là thu hoạch.
Mầm rau muống
Mầm rau muống cũng là một loại rau được yêu thích với giá trị dinh dưỡng cao mang đến lợi ích thần kỳ cho sức khỏe. Loại rau này có chứa nhiều chất xơ, vi lượng cùng với nhiều vitamin tốt cho hệ tiêu hoá, làn da của chị em.
Mầm lúa mạch
Loại mầm này còn gọi là lúa mì có chứa nhiều dinh dưỡng với hàm lượng vitamin A. Bổ sung mầm lúa mạch sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tế bào và thị lực. Nếu ăn thường xuyên rau mầm này bạn sẽ ngăn ngừa tình trạng lão hoá da, phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Thức ăn của giun đất là gì? Thông tin quan trọng về giun đất
- Bón vôi cho đất mặn có tác dụng thần kỳ bạn đã biết?
Một số rau mầm không nên sử dụng
Ngoài những loại rau mầm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe và làn da, cũng có một số loại mầm không nên ăn chẳng hạn như mầm đậu ván, mầm họ dưa, mầm khoai lang, khoai tây,…. Bởi nếu bạn ăn một số mầm trên sẽ dẫn tới một số tác hại như:
- Theo các nghiên cứu, rau mầm khoai tây và các mầm kể trên có thành phần độc tố Alkaloid Solanine có thể gây ngộ độc khi sử dụng với các triệu chứng như tiêu chảy, đau đầu, tức ngực thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Mầm các họ đậu ván, đậu kiếm, đậu trứng chim lại có thể gây chết người khi có hàm lượng glucozid sinh axit cyanhydric. Do đó bạn tuyệt đối tránh xa những mầm non này.
Như vậy, thông tin bài viết đã cung cấp cho bạn đọc công dụng của rau mầm và một số mầm phổ biến. Những loại mầm này bạn có thể tự trồng để sử dụng hằng ngày đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.