Nuôi thỏ tại gia là mô hình hiện được rất nhiều người dân quan tâm và ứng dụng nhằm tăng gia sản xuất. Cách nuôi thỏ tại nhà cần tới nguồn vốn khá nhiều để xây dựng chuồng trại ban đầu nhưng lại thu về được năng suất và lợi nhuận hấp dẫn. Cùng tìm hiểu thông tin cụ thể về các phương pháp chăm sóc loài vật dễ thương này ở bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu chung về loài thỏ
Thỏ là động vật thuộc họ Leporidae, bộ Lagomorpha, có vú nhỏ và sinh sống ở đa dạng khu vực trên thế giới. Hiện nay, thỏ được chia thành 7 loại với điển hình như thỏ đuôi bông thuộc giống Sylvilagus, thỏ Amami quý hiếm thuộc Pentalagus furnessi, thỏ rừng châu Âu thuộc Oryctolagus cuniculus và còn nhiều loài khác với tuổi thọ từ 4 – 10 năm.
Loài thỏ được con người phát hiện đầu tiên vào khoảng 1000 năm trước công nguyên là thỏ châu Âu bởi những người thuộc xứ Phoenician. Đây là loài thỏ duy nhất được thuần hoá và hiện nay được nhiều người dân áp dụng cách nuôi thỏ cho loài này để làm thực phẩm, thú nuôi,… nhưng lại có điểm xấu là thường xuyên phá hoại ruộng vườn.
Thỏ rừng thường được săn bắt để lấy thịt bằng cách dùng chó săn hoặc đặt bẫy, dùng súng. Chỉ cần một cú đánh vào gáy là có thể đánh chết thỏ và đó cũng là lý do cú đánh rabbit punch ra đời. Da thỏ có thể dùng làm khăn, áo choàng hoặc mũ, sữa của chúng lại được xem như một thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng vì rất giàu Protein.
Các giống thỏ phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Trước khi muốn tìm hiểu cách nuôi thỏ, bạn cần phân biệt được một số các giống thỏ được nuôi phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Cùng tìm hiểu cụ thể và điểm qua một số các giống thỏ nội và ngoại ngay sau đây.
Thỏ giống nội
Tại Việt Nam hiện có 3 giống thỏ nội được chăn nuôi nhiều nhất chính là thỏ đen, thỏ dê và thỏ xám với các đặc điểm có phần khác biệt với nhau. Cụ thể:
- Thỏ dê: Là loài có trọng lượng từ 2.5 – 3.5kg khi trưởng thành, lông có màu loang, đen xám, trắng vàng với đầu và bụng khá lớn, chân với tai dài. Cách nuôi thỏ này khá đơn giản và cho ra tỷ lệ xẻ thịt vào khoảng 46%.
- Thỏ đen: Loài này có ngoại hình nhỏ, màu đen duy nhất và có cân nặng khoảng 3.5kg khi trưởng thành, có sức đề kháng cao, ít bị bệnh và có thể phát triển tốt khi sống trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Các hộ nông dân hiện nay nuôi giống thỏ này rất nhiều để có thể vừa lấy thịt, vừa lấy lông rất tiện dụng.
- Thỏ xám: Có nhiều đặc điểm khá giống với thỏ đen nhưng trọng lượng trưởng thành thường khoảng 3.8kg và có thể phân biệt cụ thể thông qua màu sắc của lông. Lông loài thỏ này thường có màu xám hoặc ghi với một vài điểm trắng ở phần bụng, cổ và đuôi.
Giống thỏ ngoại
Đối với các giống thỏ nhập ngoại, hiện người dân Việt Nam chỉ áp dụng cách nuôi thỏ với 2 giống phổ biến, bao gồm:
- Thỏ NewZealand: Có màu lông trắng rất dày và mắt hồng tuyệt đẹp, có cân nặng trưởng thành khoảng 1 – 1.5kg. Ngoài lấy thịt ra thì giống thỏ NewZealand còn được nuôi để lấy lông bán làm các phụ kiện rất đẹp mà lại cho nguồn thu nhập với lợi nhuận cao.
- Thỏ California: Là giống thỏ lai gốc Mỹ, có màu lông trắng nhưng không hoàn toàn và điểm vài chấm đen ở đuôi, tai, chân, mũi. Cân nặng của loài này khi trưởng thành thường sẽ hơn các giống nội khoảng 0.5kg và được nuôi chủ yếu để lấy thịt.
Ưu điểm của cách nuôi thỏ tại gia đình
Rất nhiều cách hộ nông dân hiện nay triển khai hình thức nuôi thỏ tại nhà để tăng gia sản xuất. Không phải tự nhiên mà cách thức kiếm tiền này lại được ưa chuộng như vậy và có thể điểm qua những lợi ích tuyệt vời của việc chăn nuôi thỏ như sau:
- Thịt thỏ chứa đựng giá trị dinh dưỡng cao giúp hấp thụ dễ dàng và có lượng mỡ ít nên được ứng dụng chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn tại các quán ăn, nhà hàng với lợi nhuận cao.
- Để ứng dụng cách nuôi thỏ cũng không cần thiết đầu tư quá nhiều chuồng trại và diện tích không cần phải quá rộng rãi. Hộ nông dân có thể ứng dụng các vật liệu có sẵn để chế biến thức ăn nhằm mang lại hiệu suất chăn nuôi cao.
- Thỏ có thể được nuôi để cung cấp cho các phòng thí nghiệm bởi loài này có thể thí nghiệm tốt và phổ biến tại các cơ sở nghiên cứu thú y, góp phần quan trọng trong điều chế thuốc và Vacxin.
- Phân thỏ được sử dụng để bón cây, nuôi giun, nuôi cá,… rất hiệu quả bởi chúng tốt hơn những loại phân của các giống gia súc khác nên áp dụng cách nuôi thỏ sẽ rất có lợi.
Mô hình các cách nuôi thỏ tại gia đơn giản
Khác với nuôi thỏ thả vườn, mô hình nuôi thỏ trong nhà cần đầu tư số vốn ban đầu khá nhiều để xây dựng chuồng trại nhưng lại cho năng suất và lợi nhuận cao hơn về lâu dài. Bạn cũng có thể quản lý đàn thỏ cũng như mở rộng quy mô chăn nuôi về sau dễ dàng. Dưới đây là chi tiết cách nuôi thỏ tại gia cho bạn nắm rõ hơn khi tìm hiểu sâu về lĩnh vực này.
Xây dựng chuồng nuôi thỏ
Chuồng nuôi thỏ cần được xây dựng đảm bảo vệ sinh thông thoáng, không để mưa tạt hay gió lùa vào. Mái chuồng có thể bằng tôn hoặc lá nhưng mùa hè không được nóng và mùa đông không để thỏ bị lạnh. Chuồng nên được làm từ xi măng để có thể thực hiện cách nuôi thỏ và vệ sinh một cách dễ dàng. Tùy theo số lượng mà bạn xây dựng chuồng với kích thước sao cho phù hợp.
Nhân giống cho thỏ
Thỏ là giống động vật mắn đẻ với số lứa trong một năm dao động từ 7 – 8 lứa nên có thể nhân giống một cách dễ dàng và mở rộng quy mô chăn nuôi. Cách chăn nuôi thỏ con trong quá trình sinh đẻ cũng như cho tới khi cai sữa không quá khó khăn nên bạn có thể tìm hiểu và áp dụng dễ dàng.
Cách nuôi thỏ khi mang thai
Bạn cần hạn chế cho thỏ di chuyển ít nhất là 1 tuần trước khi đẻ và cho ăn định lượng với tần suất 2 lần/ngày. Thức ăn cho thỏ trong thời kỳ này có thể là rau lang, rau muống, thêm cám hỗn hợp trong khoảng 10 – 20gr/con/ngày và phải được đảm bảo được uống nước đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trồng dâu tây hiệu quả để dâu ngọt, chất lượng
- Cách trồng dưa hấu đúng kỹ thuật để quả dưa to mọng nước
Chăm sóc thỏ khi đẻ
Trước khi thỏ đẻ khoảng 3 ngày, bạn cần áp dụng cách nuôi thỏ đơn giản nhất là đặt chúng vào chuồng để chúng bức lông ở bụng nhằm mục đích phủ ấm cho con sau khi sinh ra. Thời gian này vẫn cần được bổ sung dinh dưỡng và nước uống một cách đầy đủ để thỏ mẹ đủ sức vượt cạn.
Cách nuôi thỏ con chưa cai sữa
Những con thỏ con được bú sữa mẹ đầy đủ sẽ có làn da căng hồng rất đẹp và ngược lại con không được bú đầy đủ sẽ có da nhăn nheo. Trong quá trình trong vòng 1 – 18 ngày đầu, thỏ sống hoàn toàn nhờ vào sữa mẹ và không ăn thức ăn ngoài và sau đó sẽ ra khỏi ổ tập ăn cùng mẹ. Cho tới ngày thứ 30, thỏ có thể cai sữa và tách khỏi mẹ, tự sinh hoạt bình thường.
Chăm sóc thỏ con sau khi cai sữa
Trong khoảng từ ngày tuổi thứ 30 trở đi, bạn cần lưu ý trong cách nuôi thỏ vì các thức ăn xanh có thể sẽ khiến thỏ dễ bị bệnh về đường tiêu hoá nên cần được bổ sung men tiêu hoá. Thức ăn hỗn hợp chỉ nên cho thỏ ăn sau ngày thứ 40 và khi thỏ đạt 9 tuần tuần tuổi đã có thể cho ăn tự do cho tới khi xuất bán vì đã quen với thức ăn ngoài.
Trên đây là các giống thỏ phổ biến tại Việt Nam hiện nay cùng với cách nuôi thỏ chi tiết và khá đơn giản. Nếu đang có ý định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này, bạn hãy chú ý xem xét các yếu tố cần thiết và quan trọng để có thể nâng cao hiệu suất chăn nuôi và thu được nguồn lợi nhuận cao nhất nhé.