Thức ăn của giun đất là gì làm nhiều người thắc mắc. Không chỉ những em học sinh với sự tò mò và có sở thích tìm hiểu thì hiện tại, những người nuôi giun đất để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau cũng đang tìm hiểu về vấn đề này rất nhiều. Và nếu muốn biết rõ hơn về những thứ mà giun đất ăn cũng như tìm hiểu một vài thông tin thú vị về loài giun này thì hãy đọc bài viết này nhé.
Tổng quan về loài giun đất
Có lẽ giun đất đã là một loài quá quen thuộc đối với đời sống hàng ngày của tất cả mọi người, đặc biệt là người nông thôn. Giun đất còn được biết đến do các lợi ích mà nó đem lại là lớn vô cùng. Không chỉ có một tên gọi duy nhất mà giun đất còn có nhiều tên gọi khác nhau, cụ thể là: trùng đất, giun khoang, địa long, thổ long và trùn hổ. Những có lẽ giun đất vẫn là cái tên khiến nhiều người quen thuộc nhất.
Đặc biệt giun đất là một loài vô cùng sợ ánh sáng. Vì lý do đó nên mọi người sẽ thường bắt gặp chúng ở dưới những lớp bùn đất dày đặc. Giun chỉ xuất hiện khi trời xuất hiện những cơn mưa to khiến lớp đất bị lún xuống và lúc này giun đất bắt buộc phải ngoi lên mặt đất để hô hấp.
Hiện tại, giun đất không những sống trong môi trường tự nhiên mà có nhiều người còn đang nuôi giun đất. Việc nuôi chúng sẽ giúp người nuôi có nhiều lợi ích hơn về việc độ tốt của đất, là nguồn thức ăn cho gia cầm, gia súc. Hơn thế nữa, các căn bệnh khác nhau còn có thể chữa được nhờ chúng. Đây cũng là một lợi ích khá lớn mà chúng mang lại.
Thức ăn của giun đất là gì?
Để có thể sống trong môi trường với số lượng lớn như vậy thì không ít người đã đặt câu hỏi có liên quan đến nguồn thức ăn của giun đất là gì. Trước tiên điều mà tất cả mọi người nên biết chính là giun đất là một loài ăn tạp. Chúng ăn tất cả mọi thứ cỏ trên mặt đất như lá cây khô,thực vật mảnh nhỏ, …
Ngoài ra, khối lượng lá thối mà giun đất ăn cũng được chọn lọc và hấp thụ những chất hữu cơ tại đó. Thêm vào đó, giun đất là một loài không có răng ở chính khoang miệng nhưng ngược lại chúng lại có răng ở dạ dày. Đây cũng là một điều đặc biệt mà các bạn nên biết. Cổ họng chính là một cơ quan đặc biệt dùng để hấp thụ thức ăn cũng như chất dinh dưỡng ở giun đất.
Sau khi trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như di chuyển qua bướu cổ rồi mới đến được dạ dày thì thức ăn của nó bây giờ đã được nghiền nhỏ ra những chiếc răng xuất hiện tại dạ dày. Tuy nhiên miệng của giun đất là cực kỳ nhỏ cho nên thức ăn chính của chúng chỉ có thể là lá cây đã bị thối rữa hay sẽ là những mảnh cực kỳ vụn vặt của thực vật.
Sở dĩ, giun đất không thể ăn được những thực vật, hay lá cây tươi vì những đồ ăn này sẽ làm cơ thể của chúng bị chết đi. Những thứ thực vật là đồ ăn của giun đất được tìm thấy rất nhiều trong môi trường tự nhiên.
Cách nuôi giun đất được thực hiện ra sao?
Như đã trình bày ở đầu bài thì hiện tại đã có rất nhiều hộ gia đình tiến hành nuôi giun đất. Việc nuôi này vô cùng phát triển bởi những hộ gia đình ở nông thôn đều có đủ điều kiện và các vật liệu, dụng cụ để nuôi chúng. Vì thế, việc nuôi giun đất đã bắt đầu trở nên vô cùng thịnh hành trong những năm gần đây. Tiếp đến, bài viết này sẽ dẫn dắt người đọc đến các bước để nuôi và cách làm thức ăn của giun đất là gì.
Nuôi giun đất với tiến trình ra sao?
Ở các vùng nông thôn thì hiện tại các hộ gia đình thường nuôi giun đất với hai dạng khác nhau. Thứ nhất là nuôi theo dạng luống, thứ hai là nuôi theo dạng thùng. Hai dạng nuôi này đem lại những điều thuận lợi riêng biệt cho chủ nuôi.
Đầu tiên, bài viết sẽ nói về dạng nuôi đầu tiên là nuôi theo luống. Luống ở đây được xây dựng bằng những viên gạch thủ công. Thường thì các luống được xây dựng với những diện tích khá lớn bởi đất ở các vùng nông thôn thường khá rộng rãi. Và cách thức nuôi theo luống này thường được áp dụng nhiều nhất ở nông thôn.
Tiếp đến sẽ là dạng nuôi theo thùng. Với các điều kiện diện tích nhỏ hơn thì chắc chắn cách nuôi này sẽ phổ biến ở vùng chật hẹp như thành thị. Và tất nhiên trong thùng phải có được mức nhiệt độ phù hợp với giun đất, hơn nữa nguồn thức ăn còn phải dồi dào để giun đất sinh trưởng và phát triển vượt trội nhất. Trong thùng phải luôn có chỗ thoát nước để tránh môi trường sống của chúng bị ẩm ướt quá mức.
Và những chỗ thoát nước của thùng phải được khoét các lỗ hình tròn nhỏ ở phía dưới thùng. Thêm vào đó, mặt trên của những lỗ thoát nước sẽ phải phù thêm một lớp màn ngắn dẻo để tránh trường hợp giun đất chui lọt ra ngoài.
Giun đất sinh sản nhiều hay ít
Giun đất có đặc tính sinh sản cực kỳ nhanh chóng. Cứ mỗi một tuần là chúng sẽ sinh sản một lứa giun mới. Chính vì vậy mỗi khi thu hoạch giun thì sẽ đạt được năng suất vô cùng cao. Thường thì đúng một tháng thì giun đất sẽ được thu hoạch nhưng sẽ sớm hơn nếu như nguồn thức ăn được cung cấp cho giun được đầy đủ và dồi dào.
Quá trình bón thức ăn cho giun đất
Đầu tiên, để trả lời cho câu hỏi thức ăn của giun đất là gì, người nuôi phải biết được lượng ăn của giun đất để bón thức ăn phù hợp. Việc cho giun đất ăn sẽ thay đổi số lần theo mùa. Lấy ví dụ để dễ hiểu hơn chính là mùa hệ lượng thức ăn bón cho giun đất sẽ ít hơn, khoảng tầm 3 cho đến 5 ngày thì sẽ bón thức ăn 1 lần, lượng thức ăn được bón xuống sẽ dày tầm từ 2 cho đến 3cm. Đặc biệt không thể quên chính là phải trải tấm phủ và lưới ẩm lại sau khi cho ăn.
Ở mùa đông thì bắt buộc phải bón cho giun đất ăn sẽ ít hơn mùa hè và lượng thức ăn ngược lại phải nhiều hơn, cụ thể là dày tầm 3 đến 5cm. Thường thì những người nuôi sẽ bón phân theo các ụ hay các dãy để giun có diện tích cũng như nhiều chỗ trống hơn để hô hấp một cách thoải mái.
Cách thức để ủ thức ăn cho giun đất
Không giống như ngoài tự nhiên mà giun đất có thể tự tìm tòi thức ăn để sinh trưởng. Chính vì vậy, người nuôi sẽ tiến hành ủ thức ăn cho giun đất. Những nguyên liệu dùng để ủ thức ăn cho giun đất sẽ bao gồm: rơm, cỏ khô, thân đậu, bột cưa, bã mía, giấy vụn, phân của gia súc và một vài thực vật tươi như: rau, cỏ, vỏ chuối, …
Tiếp đến, người nuôi sẽ tiến hành trộn lẫn những nguyên liệu và kể trên lại. Sau đó, ngày nào người nuôi cũng phải tiến hành tưới nước vào hỗn hợp thức ăn của giun. Khoảng chừng 3 tháng thì đã có thể cho giun ăn được hỗn hợp thức ăn này được.
Nếu muốn nhanh chóng hơn trong quá trình ủ thì chắc chắn các loại phân và rơm đều phải mục rữa sẵn thì quá trình ủ này sẽ trở nên rất nhanh chóng. Và giun đất sẽ có thức ăn nhanh chóng hơn gấp nhiều lần.Cách thức ủ phân này cũng được đánh giá là khá đơn giản. Vì vậy nên rất nhiều hộ gia đình có thể dễ dàng nuôi giun đất để kiếm thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm:
- Bón vôi cho đất mặn có tác dụng thần kỳ bạn đã biết?
- Chiết cành là gì ? Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành đơn giản
Lời kết
Thức ăn của giun đất là gì đã được nêu ra một cách vô cùng rõ ràng và dễ hiểu như trên. Hơn nữa, bài biết còn cung cấp nhiều thông tin về giun đất cũng như cách nuôi giúp vốn hiểu biết của người đọc tăng lên gấp nhiều lần.