Độ phì nhiêu của đất là gì? Nghe qua thì thật đơn giản nhưng khi tìm hiểu sau về kiến thức chuyên môn thì bạn sẽ rất khó để trả lời một cách chính xác và đầy đủ nhất. Độ phì nhiêu của đất có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc trồng cây. Vậy để có nhiều thông tin cụ thể và chi tiết hơn về điều này các bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
Định nghĩa độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và năng suất cho quả của cây trồng về sau. Hiểu một cách nôm na thì độ phì nhiêu đất còn được gọi bằng độ màu mỡ của đất.
Một miếng đất được đánh giá cao về độ nhiêu là một miếng đất có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho cây trồng. Và đặc biệt những hàm lượng dinh dưỡng có trong cây trồng sẽ giúp cây của các bạn dễ dàng hấp thu và đem lại hiệu quả năng suất khá là cao.
Người ta thường nói rằng độ phì nhiêu đất là thứ quyết định gần như là trực tiếp đến hiệu quả của năng suất trồng trọt. Nếu đất có độ phì nhiêu cao thì sẽ đem đến cho cây trồng một môi trường sinh trưởng phát triển tốt từ đó góp ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng của cây trồng.
Những yếu tố tạo nên độ phì nhiêu trong đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất là quá trình tích lũy bởi nhiều yếu tố, trong đó có 7 yếu tố chính tạo nên độ phì nhiêu đó chính là:
- Những hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong mảnh đất dấy liệu có cung cấp đủ cho cây trồng không? Cây trồng có dễ hấp thu không?
- Đất trồng cần có độ ẩm thích hợp, nhiệt độ phù hợp nữa và đảm bảo không chứa các chất độc hại cho cây.
- Cần đảm bảo được sự tơi xốp của mảnh đất nhằm giúp cây trồng được phát triển toàn diện nhất.
- Độ nông sâu cũng là yếu tố đáng quan tâm. Về cơ bản thì cần có một độ sâu nhất định đủ đạt chuẩn tạo điều kiện cho phần rễ cây bám được chắc và phát triển được mạnh mẽ và tốt hơn.
- Sự rút nước của mảnh đất đó tốt, giúp cho cây trồng không bị ngập lụt khi trời mưa hoặc tưới nước để cây trồng có thể phát triển một cách tốt nhất.
- Cần chắc chắn rằng lớp đất ở phần trên bề mặt có chứa một hàm lượng chất hữu cơ nhất định.
- Đất cần có sự hiện diện và hoạt động của một số sinh vật có ích như giun đất.
- Đất luôn có nồng độ pH ở mức độ ăn toàn cụ thể là luôn dao động trong khoảng từ 5,5-70.
Độ phì nhiêu của đất được chia thành mấy loại?
Theo như nguồn thông tin đã được ghi nhận, thì trong thời điểm hiện tại người ta chia đất phì nhiêu ra làm 2 loại đất: độ phì nhiêu đất tự nhiên và độ phì nhiêu đất nhân tạo.
- Đất phì nhiêu tự nhiên: Chỉ cần nghe tên thì bạn cũng biết rằng loại đất này sẽ được tạo thành nhờ sự tác động bởi nhiều yếu tố tác động đến con người.
- Đất phì nhiêu nhân tạo: Khác với độ phì tự nhiên thì độ phì nhiêu nhân tạo hình thành hoàn toàn do những tác động và cải tạo của con người lên bề mặt đất. Từ nhiều tác động như thế sẽ tạo nên sự màu mỡ lớn cho đất trồng. Những tác động của con người lên đất có thể là canh tác đất, cày bừa đất, bón phân cho đất.
Các tác động làm giảm độ phì nhiêu trong đất là gì?
Hầu hết mảnh đất nào trải qua một thời gian canh tác và sử dụng đều bị suy giảm về độ phì nhiêu có trong đất. Vậy đâu là nguyên do khiến độ phì nhiêu trong đất bị suy giảm một cách nhanh chóng?
Sử dụng đất cho việc canh tác nhiều
Cây trồng tốt lên và phát triển nhờ lấy đi những chất dinh dưỡng có từ trong đất điều đó khiến số lượng chất dinh dưỡng có trong đất dần bị mất đi sau mỗi lần trồng trọt. Sử dụng đất cho mục đích canh tác càng nhiều thì số lượng chất dinh dưỡng đấy sẽ ngày càng bị giảm đi và đất sẽ trở nên không còn phì nhiêu nữa. Chưa kể đến, hoạt động xịt thuốc trừ sâu cũng làm giảm độ phì nhiêu có trong đất.
Bị rửa trôi và xói mòn
Những hiện tượng thiên tai gây xói mòn sạt lở đất như mưa lụt, bão lũ cùng là một nguyên nhân dẫn đến việc giảm độ phì nhiêu, màu mỡ có trong đất. Thì sau các thiên tai như trên thì những chất dinh dưỡng có trong bề mặt đất sẽ bị rửa trôi và xói mòn khiến đất không còn được phì nhiều như trước.
Lạm dụng phân hóa học
Mặc dù phân bón hóa học giúp cho cây trồng của các bạn phát triển nhanh hơn giúp quá trình chăm sóc cây trở nên được đơn giản hơn rất là nhiều. Song nếu quá lạm dụng phân hóa học bón cho đất rất nhiều phân thì đất sẽ khó mà phân rã được những thành phần dinh dưỡng có trong phân. Điều này làm quá trình chuyển quá chất dinh dưỡng khó lòng thực hiện.
Cải tạo độ phì nhiêu của đất là gì?
Đất càng phì nhiêu càng tốt cho sự sinh trưởng, sự phát triển và năng suất về sau cho cây trồng. Song thực tế thì qua mỗi vụ mùa thì độ phì nhiêu của đất đều sẽ bị giảm đi một cách đáng kể. Vì vậy nếu muốn đảm bảo các mùa vụ sau cây trồng vẫn phát triển tốt thì cần tiến hành cải tạo độ phì nhiêu của đất. Sau đây sẽ là những cách cải tạo đất hiệu quả nhất.
Độ phì nhiêu của đất là gì? Trồng xen canh tăng độ phì nhiêu
Trồng xen canh, luân canh là một trong số những giải pháp đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả khá cao trong việc cải tạo đất. Do việc luân canh hay xen canh sẽ giúp các bạn hạn chế được tình trạng đất bị rửa trôi hoặc xói mòn cực kỳ hiệu quả.
Các loài cây họ đậu là những loài cây bạn có thể sử dụng cho việc xen canh. Do loài cây họ đậu có một tính năng đặc biệt đó là cố định nitơ trong đất và đem đến cho các cây trồng mùa vụ sau hàm lượng chất hữu cơ cùng lượng đạm nhất định.
Biết sử dụng phân hợp lý
Biết cách sử dụng hợp lý một số loại phân bón sẽ góp phần mang đến hiệu quả cải tạo đất đáng kinh ngạc. Những loại phân mà các bạn nên dùng trong quá trình cải tạo đất phải kể đến như: phân hữu cơ phân xanh, phân vi sinh, phân trùn quế, rơm, rạ,…
Không lạm dụng thuốc trừ sâu
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu sẽ khiến đất trồng của các bạn bị mất đi độ phì nhiêu vốn có, khiến đất trồng của các bạn ngày càng khô càn hơn. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc trừ sâu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta, cụ thể nó là một trong số nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường. Bởi vậy các bạn cần tránh lạm dụng thuốc trừ sâu để có thể bảo vệ đất và môi trường sống.
Có thể bạn quan tâm:
- Gà mía – Đặc điểm và cách chăn nuôi đúng cách và hiệu quả
- Gà tây là gì và những đặc điểm thú vị về giống gà này
Lời kết
Các bạn đã vừa xem qua các thông tin xoay quanh chủ đề độ phì nhiêu của đất là gì? Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức mới mẻ hơn để có thể áp dụng trong việc chăm sóc cây trồng. Cảm ơn bạn đã chịu khó bỏ ra một vài phút để theo dõi nội dung bài viết trên chức các bạn có một tuần làm việc cực kỳ hiệu quả.