Bệnh hại cây trồng ảnh hưởng vô cùng xấu đến quá trình phát triển của cây trồng theo từng mức độ, từ việc làm chậm quá trình lớn lên của cây hoặc thậm chí nếu nghiêm trọng có thể làm chết cây trồng. Do vậy, tìm ra phương pháp hạn chế, xử lý kịp thời và hiệu quả các loại bệnh của cây trồng là vấn đề đáng được quan tâm trong ngành nông nghiệp.
Thực trạng cây trồng nhiễm bệnh
Trong quá khứ, việc cây trồng nhiễm bệnh hại đã không còn là điều gì đó quá xa lạ đối với bà con nông dân. Mỗi năm, cứ đến một thời điểm nhất định, cây trồng lại thi nhau nhiễm bệnh như một trào lưu khiến cho người nông dân thất thoát khoản tiền không nhỏ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của loại bệnh mà khoản tiền dùng cho việc khắc phục hậu quả tương đương với số tiền lãi, hay thậm chí bị lỗ nặng.
Cho đến ngày hôm nay, mặc cho việc công nghệ đã và đang được đưa vào áp dụng trong ngành nông nghiệp nước nhà thì tỷ lệ cây trồng nhiễm bệnh vẫn có dấu hiệu tăng qua từng năm. Tình trạng này được cho là nghiêm trọng đến mức đã có nhiều nhà nông nghiệp học đưa ra dự đoán rằng trong tương lai, cụ thể là khoảng 30 năm tới, các quốc gia mạnh về nông nghiệp sẽ phải đối mặt với “đại dịch sâu bệnh”.
Bệnh hại cây trồng do đâu gây ra?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho cây trồng bị nhiễm bệnh, bao gồm cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể hơn, cây trồng có thể bị nhiễm bệnh do tình trạng của đất, nguồn nước sử dụng cho các hoạt động trồng trọt hoặc do không được chăm sóc đúng cách
Bệnh hại cây trồng đến từ nguồn đất trồng
Trong trồng trọt, việc xử lý đất trồng đúng cách, lựa chọn nguồn đất trồng phù hợp cũng được xem là yếu tố vô cùng quan trọng để cây trồng có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu như đất trồng bị xử lý sai sách sau các vụ trồng hay trồng độc canh cây trồng sẽ gây ra tình trạng rễ cây khó pt triển, rễ cây bốc mùi, từ đó làm chậm tốc độ tăng trưởng của cây, cây trồng dễ bị sâu bệnh tấn công,…
Chăm sóc cây trồng sai cách dẫn tới bệnh hại cây trồng
Nguyên nhân của chăm sóc cây không đúng cách thường là hậu quả của việc bón phân, tưới nước sai cách, hiểu sai về các biện pháp phòng ngừa bệnh hại và thiếu kiến thức trong công tác phòng chống. Hành động này có tác động trực tiếp đến rễ cây, đặc biệt là rễ mao mạch, rễ thân mão, làm cho rễ cây bị thối rữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập,…
Các loại bệnh hại cây trồng thường gặp
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp học, cây trồng có nguy cơ phải đối mặt với hàng trăm loại bệnh khác nhau, với đầy đủ các mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cây. Tuy nhiên, bài viết sẽ liệt kê hai loại bệnh phổ biến nhất ở cây trồng trong thời gian gần đây.
Bệnh hại cây trồng gây ra bởi môi trường
Khi cây trồng được nuôi dưỡng trong điều kiện khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, môi trường ẩm thì vi khuẩn sẽ có rất nhiều điều kiện để sinh sôi, nảy nở với biểu hiện chính là xuất hiện các đốm nhỏ, có màu đen trên lá cây. Một số căn bệnh phổ biến thường gặp nhất như: bệnh đốm vi khuẩn, bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh thối rễ đen, bệnh héo rũ,….
Các loại bệnh gây ra bởi sâu bệnh
Sâu bệnh chính là nỗi lo ngại lớn nhất của người nông dân bởi đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt các loại bệnh thường gặp với tốc độ lây lan nhanh chóng, khó để kiểm soát và phòng ngừa. Khi bệnh sâu bệnh xâm nhập, cây trồng sẽ đối diện với bệnh khảm lá dưa chuột, bệnh rệp aphid, bệnh bọ xít xanh, bệnh loét trên các cây ăn quả có múi,…
Tầm quan trọng của phòng chống bệnh hại cây trồng
Nếu cây trồng trong toàn bộ mùa vụ gặp bệnh hại, như đã đề cập ở trên, người nông dân phải đối mặt với khoản thất thoát không nhỏ và buộc phải tiêu hủy toàn bộ cây trồng nhiễm bệnh. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống người nông dân. Do vậy, việc phòng chống bệnh hại cho cây không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn giúp cho cuộc sống, công việc người nông dân trở nên thuận lợi hơn.
Cây trồng được phòng chống bệnh hại đúng cách, theo đúng lộ trình phòng bệnh chuẩn sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ cây phát triển tốt cao hơn. Không những vậy, các chủ trang trại cũng có thể dễ dàng theo dõi, nhận biết khi cây trồng có dấu hiệu lạ, hạn chế các tình trạng bệnh hại đến đột xuất, không kịp trở tay, làm chết cây.
Giải quyết triệt để bệnh hại cây trồng như thế nào?
Hiện nay, có hàng trăm hàng nghìn cách phòng chống bệnh hại cây trồng được lan truyền rộng rãi trên mạng Internet, trên các hội nhóm chuyên về nuôi trồng nông nghiệp, tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp này đều mang lại hiệu quả cao. Để có thể giải quyết hiệu quả các bệnh mà cây trồng gặp phải, các chuyên gia nông nghiệp học đã truyền đạt lại như sau:
- Áp dụng đúng cách kỹ thuật công nghệ vào công tác quản lý: Kỹ thuật công nghệ được đưa vào sử dụng rất nhiều trong trồng trọt nhưng rất ít chủ trang trại biết cách sử dụng nó hiệu quả, từ đó gây ra tác dụng ngược. Người nông dân nên hiểu rằng chỉ nên lắp đặt các máy móc cần thiết, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy để biết cách áp dụng sao cho hiệu quả
- Kết hợp thêm các biện pháp thủ công khác: Ngoài công nghệ thì nông dân cũng có thể đưa vào sử dụng các biện pháp thủ công truyền thống như biện pháp sinh học, biện pháp tác động cơ giới, vật lý và biện pháp điều hòa
- Thường xuyên kiểm tra cây trồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh (nếu có): Người nông dân cần tiến hành rà soát tất cả các cây trồng trong trang trại ít nhất 2 tuần 1 lần nếu quy mô trang trại lớn, 1 tuần 1 lần nếu quy mô trang trại vừa và nhỏ nhằm kịp thời xử lý sâu bệnh, hạn chế xâm nhập sâu vào cây trồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Nguồn sâu bệnh hại – Nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa
- Rệp sáp – Cách nhận biết và xử lý chúng thế nào cho hiệu quả
Cần lưu ý gì khi giải quyết bệnh hại cho cây trồng?
Để không gặp bất cứ vướng mắc gì trong suốt quá trình xử lý bệnh hại cây trồng, người nông dân cần nắm một số nguyên tắc sau. Đây đều là những nguyên tắc, lưu ý được các chuyên gia nông nghiệp học hoặc những người đã có kinh nghiệm trong chăn nuôi đưa ra nhằm giúp bà con nông dân hiểu đúng hơn về vấn đề này:
- Bà con nông dân cần chọn lọc phương pháp phù hợp với giống cây nhà mình, không chạy theo xu hướng hay tin vào các lời chỉ dẫn của những nguồn không chính thống
- Cần tiến hành kiểm tra định kỳ nguồn đất trồng trọt, nguồn cung cấp phân bón, nguồn nước sử dụng cho cây trồng. Nếu phát hiện điểm bất thường, cần tiến hành thay đổi ngay lập tức
- Nếu phát hiện một cây trồng bị nhiễm bệnh, cần ngay lập tức loại bỏ tận gốc để không ảnh hưởng các giống cây xung quanh
- Áp dụng các phương pháp hiện đại, sử dụng công nghệ số trong trồng trọt một cách thông minh, không quá lạm dụng
- Cần chú ý đến thời tiết xung quanh khu vực trồng trọt, nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, nên tăng cường kiểm soát sâu bệnh cũng như tăng tần suất kiểm tra trang trại, phát hiện kịp thời nếu có cây trồng bị nhiễm bệnh
Tổng kết
Bệnh hại cây trồng là điều mà bà con nông dân không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm, hạn chế và giải quyết triệt để nó theo từng vụ mùa để tránh các hậu quả không đáng tiếc xảy ra. Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan đến xử lý bệnh hại cho cây, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con nông dân trong các mùa trồng trọt sắp tới!