Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao mỗi khi bị bệnh, nhiều người thường nấu cháo gạo rang để ăn không? Thật ra, cháo gạo rang chính là một bài thuốc đấy! Ngoài ra, cây lúa nói chung và cây lúa tẻ nói riêng mà chúng ta lấy hạt để nấu cơm ăn hàng ngày còn có rất nhiều công dụng trong y học, bạn đã nghe đến chưa?
Sơ nét về cây lúa tẻ
Cây lúa (Oryza sativa, họ Poaceae) là một trong ngũ cốc ở phương Đông và được trồng từ thời Cổ đại. Cây lúa sống tốt ở môi trường ngập nước, đặc biệt, một số giống lúa cổ có thể lớn vượt theo nước ngập và cao đến 3, 4m trong khi một số loại chịu hạn rất tốt. Hiện nay, Viện nghiên cứu lúa quốc tế tại Philippin (IRRI) còn lưu giữ hơn 83.000 dòng lúa đặc trưng (theo tư liệu gần đây thì đã có hơn 109.000 giống lúa khác nhau kể cả giống hoang dại và lai tạo).
Có thể bạn quan tâm:
- Lúa nếp hương có những đặc điểm nổi bật như thế nào?
- Các đặc điểm của lúa nếp cái hoa vàng có thể bạn không biết
- Lúa nếp cẩm đến từ đâu? Một số thông tin liên quan
Lúa tẻ (Oryza sativa L. var. utilissima A. Camus) bên cạnh lúa nếp là hai loại lúa chính ở Việt Nam. Lúa tẻ thường được gọi chung là “lúa” (“canh mễ”) để phân biệt với “nếp”, hiểu là lúa nếp (“nhu mễ”). Cây lúa tẻ thuộc dạng thân thảo rỗng, có thời gian sinh trưởng tùy theo giống ngắn ngày hoặc dài ngày. Khi lúa chín, lá lúa từ màu xanh chuyển sang màu vàng. Hoa lúa nhỏ, màu trắng sữa và tự thụ phấn. Hạt lúa (thóc) thuôn dài, có vỏ trấu bên ngoài và nhân (gạo) màu trắng đục. Lúa tẻ có nhiều giống khác nhau với các đặc tính dẻo như Nàng Xuân, Hương Lài, 4900, Jasmine… hay khô như 504, bụi sữa thơm…
Công dụng của hạt gạo tẻ
Gạo tẻ để nấu cơm ăn hàng ngày có vị ngọt, tính mát bình, giúp điều hòa tì vị và bổ khí huyết. Bên cạnh việc dùng để nấu cơm ăn hàng ngày nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho sự sống, gạo tẻ còn được dùng cho người nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, trúng thực, khó tiêu, tiêu chảy háo khát do mất nước, đồng thời giúp hồi sức cho người bệnh… Cách làm rất đơn giản: lấy một bát gạo tẻ, rang cháy vàng, thơm rồi sắc uống thay cho nước (1) (mà ông bà ta thường cải biến thành cháo gạo rang như chúng ta đã biết). Ngoài ra, còn có thể kể đến các công dụng khác như:
- Điều trị giời ăn, nước ăn chân: theo kinh nghiệm dân gian, lấy một ít gạo tẻ, nhai nát rồi đắp lên nhiều lần trong ngày (thấy khô thì đắp).
- Điều trị sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát: dùng một nắm gạo tẻ và một nắm lá tre rồi sắc uống (3).
- Điều trị phù chân: dùng một nắm gạo tẻ nấu với một bó rau sam rồi ăn cả bã lẫn nước sẽ giúp chân xẹp dần (4).
- Ngăn ngừa say tàu xe: nhai một ít gạo tẻ trước khi đi xe, tàu sẽ không bị say xe, say sóng (4).
- Cầm máu và dùng trong trường hợp trẻ sơ sinh đỏ hỏn, nhìn như không có da: lấy gạo tẻ giã thành bột mịn rồi rắc lên (4).
- Điều trị ho khan, khó khạc đờm, khô miệng: lấy nửa chén gạo tẻ nấu cháo bằng một lít rưỡi nước mía nguyên chất, ăn hai lần vào buổi sáng và tối (4). Cách này tôi đã từng áp dụng và thấy hiệu quả (cháo gạo tẻ nước mía rất thơm ngọt và dễ ăn).
- Điều trị lao tâm thổ huyết (lo nghĩ thái quá khiến xanh xao, ói ra máu): dùng gạo tẻ nhưng là loại gạo đã để lâu năm (“trần mễ”) vì theo y học cổ truyền, gạo lâu năm có vị chua, hơi mặn, tính ấm, giúp ích khí mạnh tỳ, thông huyết mạch và trừ phiền não (3). Cách dùng: lấy một bát gạo tẻ vo cho kỹ với 1 chén nước rồi lấy chén nước vo gạo ấy hâm nóng, chia ra uống 3 lần mỗi ngày.
- Tiêu chảy không ngừng khi đang mang thai: gạo tẻ lâu năm sao vàng, tán nhỏ (mỗi lần uống khoảng 7,5 – 11,2g), uống với nước cơm (nước nấu cơm khi cơm gần cạn) (4).
Công dụng của rễ cây lúa tẻ và cám gạo tẻ
- Thân rễ và rễ: thân rễ và rễ cây lúa còn được dùng làm thuốc lợi tiểu (3).
- Cám gạo: cám gạo tẻ chứa nhiều vitamin, nhất là các vitamin B như B1, B5, B6 nên được dùng để làm thuốc điều trị bệnh do thiếu các loại vitamin B ở Philippin (3).
Có thể bạn quan tâm:
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng với kinh tế
- Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là gì và bao gồm loại nào?